Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tắc mạch ối

Tắc mạch ối là một biến chứng thai kì có thể gây ra các tình trạng đe dọa tính mạng, ví dụ như suy tim.

Tắc mạch ối có thể ảnh hưởng đến thai phụ, thai nhi hoặc cả hai. Tắc mạch ối xảy ra khi dịch ối hoặc tế bào thai nhi, tóc hoặc những mảnh vụn khác của thai nhi đi vào máu của sản phụ.

Tắc mạch ối rất hiếm gặp. Tắc mạch ối chỉ xảy ra chỉ ở 1/40.000 ca chuyển dạ ở Nam Mỹ (và 1/53.800 ca ở Châu Âu). Tuy nhiên, tắc mạch ối là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong quá trình chuyển dạ hoặc ngay sau sinh.

Nguyên nhân

Tắc mạch ối có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ hoặc ngay sau sinh thường hoặc sinh mổ. Trong những trường hợp hiếm gặp, nó có thể xảy ra khi phá thai hoặc trong lúc lấy mẫu dịch ối làm xét nghiệm (chọc dịch ối). Tắc mạch ối là một phản ứng có hại xảy ra khi dịch ối đi vào hệ tuần hoàn của sản phụ. Điều này là không thể đề phòng được, và lí do tại sao phản ứng này xảy ra vẫn chưa rõ ràng.

Triệu chứng

Giai đoạn đầu tiên của tắc mạch ối bao gồm ngừng tim và suy hô hấp. Ngừng tim xảy ra khi tim bạn ngừng hoạt động, bạn mất ý thức và ngừng thở. Suy hô hấp cấp tính xảy ra khi phổi không thể cung cấp oxy vào máu hoặc không loại bỏ đủ CO2. Điều này khiến việc hít thở trở nên khó khắn hơn.

Những triệu chứng khác bao gồm:

  • Suy thai (dấu hiệu cho thấy thai nhi không khỏe, bao gồm thay đổi nhịp tim thai hoặc giảm cử động trong tử cung).
  • Nôn, buồn nôn
  • Co giật
  • Lo lắng, khó chịu
  • Thay đổi màu sắc da

Phụ nữ sống sót sau những tình huống này có thể đi vào giai đoạn 2 được goi là giai đoạn chảy máu. Giai đoạn này xảy ra khi chảy máu quá mức ở bánh rau bám hoặc trong trường hợp mổ đẻ, là ở vị trí vết mổ.

Tình trạng này có nguy hiểm không?

Tắc mạch ối có thể gây tử vong, đặc biệt trong giai đoạn đầu. Hầu hết tử vong do tắc mặc ối là do những lí do sau:

  • Ngừng tim đột ngột
  • Chảy máu quá nhiều
  • Hội chứng suy hô hấp cấp
  • Suy đa tạng

Theo ước tính, tử vong xảy ra trong vòng 1 giờ sau khi các triệu chứng xuất hiện ở khoảng 50% các trường hợp.

Điều trị

Đối với sản phụ

Điều trị bao gồm kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tắc mạch ối dẫn đến hôn mê hoặc tử vong. Liệu pháp oxy hoặc thông khí bằng máy có thể giúp sản phụ thở. Đảm bảo rằng sản phụ có đủ oxy để thai nhi cũng nhận được đủ oxy. Sản phụ cũng được đặt catheter động mạch phổi để theo dõi hoạt động của tim. Thuốc cũng được sử dụng để kiểm soát huyết áp. Trong nhiều trường hợp, các chế phẩm máu, tiểu cầu và huyết tương sẽ được truyền nếu cần thiết để thay thế lượng máu bị mất ở giai đoạn chảy máu.

Đối với thai nhi

Bác sĩ sẽ theo dõi thai nhi và tìm dấu hiệu suy thai. Thai nhi cũng sẽ được đưa ra càng sớm càng tốt khi tình trạng của sản phụ ổn đinh. Điều này làm tăng tỉ lệ sống sót. Trong hầu hết các trường hợp, các em bé  sẽ đươc đưa đến phòng hồi sức để theo dõi sát sao.

Tiên lượng

Thai phụ

Tỉ lệ tử vong theo dước tính ở sản phụ khá thay đổi. Các báo cáo cũ ước tính tới 80% số bà mẹ không qua khỏi, mặc dù nhiều số liệu gần đầu ước tính con số là 40%. Thai phụ sống sót sau tắc mạch ối sẽ có những biến chứng lâu dài. Những biến chứng có thể bao gồm:

  • Mất trí nhớ
  • Suy cơ quan
  • Tổn thương tim thoáng qua hoặc vĩnh viễn
  • Tổn thương thần kinh
  • Cắt tử cung toàn phần hoặc bán phần
  • Tổn thương tuyến yên

Những vấn đề về cảm xúc cũng có thể xảy ra đặc biệt nếu em bé không sống sót. Những vấn đề này bao gồm trầm cảm sau sinh hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

Thai nhi

Tỉ lệ tử vong ước tính cho thai nhi cũng thay đổi. Khoảng 30% thai nhi không qua khỏi. Tuy nhiên các báo cáo gần đây cho thấy tỉ lệ tử vong của thai nhi trong tử cung vẫn khá cao khoảng 65%. Một số em bé có thể sống sót sẽ có những biến chứng lâu dài, bao gồm:

  • Tổn thương hệ thần kinh có thể nhẹ hoặc nặng
  • Không có đủ oxy cho não bộ
  • Bại não

Dự phòng

Tắc mạch ối không thể dự phòng được, và bác sĩ cho rằng khá khó thể dự đoán nếu tình trạng này xảy ra. Nếu bạn đã từng bị tắc mạch ối và muốn có em bé, hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa trước. Bác sĩ sẽ thảo luận những nguy cơ của thai kì trước, và theo dõi bạn sát nếu bạn mang thai lần nữa.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về sinh mổ

 

Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline)
Bình luận
Tin mới
Xem thêm