Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sụt cân không giải thích được ở bệnh nhân tiểu đường

Bệnh tiểu đường cũng có thể làm cho bạn giảm cân đột ngột.

Sụt cân không giải thích được ở bệnh nhân tiểu đường

Trên thực tế, rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi đến khám bác sĩ với những lo ngại về việc giảm cân không giải thích được của mình. Có một số cơ chế đằng sau tình trạng này. Giảm cân có thể xảy ra do lượng đường trong máu cao, mất nước, suy nhược cơ và các vấn đề về tuyến giáp.

Đường trong máu cao

Mặc dù cả hai loại tiểu đường type 1 và type 2 có thể bao gồm việc giảm cân đột ngột vài ngày khi khởi bệnh, nhưng tình trạng giảm cân thường phổ biến hơn ở những người có tiểu đường type 1. Trong cả hai trường hợp, nguyên nhân gây sụt cân có thể liên quan đến insulin. Công việc của insulin là vận chuyển glucose từ thực phẩm bạn ăn vào cơ thể bạn. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 không thể tự sản xuất insulin. Người tiểu đường type 2 không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể của họ không đáp ứng đúng cách. Do đó, ngay cả khi bạn ăn bình thường, đường máu sẽ tích tụ và được bài tiết qua nước tiểu. Điều này gây giảm cân, nhưng cũng có thể làm tổn thương các cơ quan cơ thể nếu bạn không được điều trị.

Nếu bạn cảm thấy bị giảm cân không giải thích được, vượt quá 5 % trọng lượng cơ thể vốn có, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Mất nước

Triệu chứng của bệnh tiểu đường thường có liên quan đến việc sụt cân và đi tiểu. Khi bạn đi tiểu nhiều hơn và không uống đủ để thay thế dịch chất lỏng, bạn sẽ bị mất nước. Đi tiểu tăng lên nếu bạn tiểu đường, bởi vì thận của bạn phải làm việc nhiều hơn để lọc lượng đường dư thừa tích tụ trong cơ thể của bạn. Nồng độ glucose trong nước tiểu tăng sẽ kéo theo chất dịch từ mô của bạn. Khi bạn bị mất glucose qua nước tiểu, bạn cũng mất đi năng lượng. Mất nước nhiều hơn, có thể dẫn đến giảm cân nhanh.

Phá hủy cơ

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng sự thiếu hụt insulin ở bệnh tiểu đường làm giảm tổng hợp cơ và làm tăng sự suy nhược cơ thể. Một phân tích cho thấy rằng việc thay thế insulin giúp làm giảm ảnh hưởng này. Tuy nhiên, do cơ bắp chiếm đến 36% trọng lượng trung bình của người phụ nữ và tới 45% trọng lượng của người đàn ông, việc mất cơ có thể dẫn tới việc giảm cân thông qua bệnh tiểu đường.

Cường giáp

Những người bị bệnh tiểu đường có tỷ lệ hiện mắc các rối loạn tuyến giáp cao hơn những người không bị tiểu đường. Tuyến giáp là một tuyến có kích thích tố nằm bên trong cổ, nằm phía trên xương đòn, ngay bên dưới da. Tuyến giáp giúp thiết lập tỷ lệ trao đổi chất của bạn. Với cường giáp, các tuyến giải phóng quá nhiều hoóc môn và gây ra giảm cân. Rối loạn chức năng này có thể làm tệ hơn việc kiểm soát đường máu và đòi hỏi cần dùng nhiều insulin hơn. Nó cũng làm cho gan của bạn sản xuất nhiều đường trong máu và có liên quan đến kháng insulin nhiều hơn. Trên thực tế, lượng hormone tuyến giáp quá mức trong máu có thể khiến bệnh tiểu đường tiềm ẩn biểu hiện. Một dấu hiệu chính của cường giáp là giảm cân. Nó cũng làm tăng nhịp tim của bạn và gây ra đổ mồ hôi và run.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sụt cân ở trẻ sơ sinh

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Livestrong
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm