Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sức khỏe tim mạch của phụ nữ độ tuổi 20, 30, 40, 50 và 60

Hãy làm tất cả những gì để giữ gìn sức khỏe trái tim và có một cuộc sống khỏe mạnh với những hướng dẫn dưới đây.

Cứ mỗi phút lại có một phụ nữ chết vì bệnh tim. Nguy cơ gia tăng theo độ tuổi, nhưng đừng đợi đến khi bạn nhiều tuổi hơn mới bắt đầu quan tâm đến sức khỏe tim mạch của bạn. Những gì bạn lựa chọn khi còn trẻ có thể thực sự tác động tới sức khỏe và việc mắc những căn bệnh mãn tính hay không ở nửa còn lại của cuộc đời.

Ngăn ngừa chính là chìa khóa. Bạn bắt đầu càng sớm những bước để giảm thiều nguy cơ mắc các bệnh tim thì hệ thống tim mạch của bạn càng khỏe mạnh và hoạt động được lâu dài.

Hãy xem xét điều này: 80% bệnh tim có thể phòng ngừa được, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Vậy bạn có thể làm gì để đánh bại kẻ giết người số một này? Hãy thực hiện theo hướng dẫn hàng thập kỉ qua để giữ cho trái tim bạn khỏe mạnh.

Ở độ tuổi 20 và 30: xây dựng nền tảng cho một sức khỏe tốt

Chuyện gì đang diễn ra?

Trong suốt độ tuổi sinh sản, bạn ít có khả năng hình thành các mảng bám cholesterol trên động mạch, nhờ vào nguồn estrogen dồi dào. Loại hoocmon mạnh mẽ này giúp giữ cho động mạch mềm dẻo và lượng cholesterol trong máu thấp.

Tuy nhiên, nếu trong suốt thai kỳ bạn bị tăng huyết áp, tiền sản giật (huyết áp cao do thai kỳ gây ra) tiểu đường thai kỳ (tiểu đường liên quan đến thai kỳ), hoặc nếu bạn sinh con non (trước 37 tuần) thì sau đó bạn sẽ bị tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch về sau này.

Một nghiên cứu đã được công bố thấy rằng phụ nữ bị tiền sản giật tăng gấp 4 lần nguy cơ bị suy tim và tăng gấp đôi nguy cơ bị bệnh tim, đột quỵ và tử vong do bệnh tim mạch sau này trong cuộc sống.

Thậm chí nếu huyết áp của bạn bình thường sau thai kì, bạn vẫn tăng gấp hai lần nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch sau này. Với tiểu đường thai kì, bạn sẽ tăng gấp 7 lần nguy cơ mắc tiểu đường typ 2, điều kiện có thể tăng nguy cơ của cơn đau tim.

Việc cần làm bây giờ là gì?

  1. Gặp bác sĩ của bạn: nếu bạn bị tăng huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường thai kì hoặc sinh non, hãy gặp bác sĩ chăm sóc cho bạn ban đầu sau khi em bé của bạn ra đời (không chỉ là một bác sĩ sản-phụ khoa). Thậm chí có thể bạn cần phải gặp một bác sĩ tim mạch. Nhiệm vụ của bạn là: theo dõi các yếu tố nguy cơ bao gồm: huyết áp, đường huyết, và mức cholesterol máu.
  2. Ăn các thực phẩm chống lại bệnh tim: chế độ ăn Địa Trung Hải, chế độ mà phần lớn thực phẩm là các loại trái cây, rau củ, các loại hạt ngũ cốc, đạm nạc như cá và chất béo không bão hòa lành mạnh như dầu oliu. Vì bạn có thời gian ở bên mình nên việc phát triển các thói quen ăn uống lâu dài cho sức khỏe tim mạch ở độ tuổi 20, 30 có thể giúp cho động mạch của bạn “sạch sẽ” (không có mảng bám).
  3. Tập thể dục phù hợp: không hút thuốc và dành thời gian tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần và bài tập rèn luyện sức mạnh hai lần một tuần. Thực hiện các bước này càng sớm càng có ích cho cuộc sống sau này. Đây là khoảng thời gian bận rộn trong cuộc đời, đặc biệt nếu bạn bạn đang có gia đình và làm việc toàn thời gian, nhưng những thứ bạn làm bây giờ có thể thực sự ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn khi bạn bước vào độ tuổi 60 và 70.

Ở độ tuổi 40: hãy theo dõi các chỉ số sức khỏe của bạn

Chuyện gì đang diễn ra?

Trừ khi bạn bước vào thời kì mãn kinh ở độ tuổi 40, còn không thì nguy cơ mắc bệnh tim thường thấp trong suốt trong độ tuổi này. Tuy nhiên, nếu bạn có gia đình, có thể thậm chí là chăn sóc bố mẹ và một công việc thời hạn bận rộn, bạn rất dễ bỏ qua sức khỏe của mình.

Việc cần làm bây giờ là gì?

Kiểm tra các chỉ số thường xuyên: kiểm tra sức khỏe thường xuyên để theo dõi những chỉ số quan trọng như huyết áp, test nhanh đường máu, BMI và mức cholesterol. Nếu mức cholesterol “xấu” LDL, huyết áp hoặc những yếu tố nguy cơ khác không ở mức bình thường, hãy từng bước cải thiện chúng. Ví dụ, thay đổi chế độ ăn, tập thể dục nhiều hơn, hoặc uống thuốc để hạ huyết áp hoặc mức cholesterol nếu cần thiết.

Dưới đây là khái quát những chỉ số bạn cần nắm được và giới hạn bình thường của chúng:

  • Cholesterol toàn phần: <200 mg/dl
  • Cholesterol LDL: <100 mg/dl
  • Cholesterol “tốt” HDL: >=50 mg/dl
  • Triglycerid: 150 mg/dl
  • Huyết áp: <120/80
  • Test nhanh đường huyết: <100 mg/dl (hay <5.6 mmol/dl
  • BMI: <25 (đối với người châu Á: <23)

Nếu các chỉ số của bạn không ở mức bình thường, hãy “đẩy mạnh lối sống” bằng cách áp dụng chế độ ăn tốt cho tim và tập thể dục thường xuyên. Nếu lối sống vẫn không đủ để thay đổi, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn cách điều trị tốt hơn.

Ở độ tuổi 50: đưa sức khỏe của bạn vào vào guồng

Chuyện gì đang diễn ra?

Sau mãn kinh, nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên. Với việc suy giảm estrogen, huyết áp có xu hướng tăng lên. Điều đó cũng diễn ra với mức cholesterol LDL và triglyceride, trong khi mức HDL có xu hướng giảm xuống, thiết lập giai đoạn cho xơ vữa động mạch làm tắc nghẽn động mạch.

Việc cần làm bây giờ là gì?

  1. Tránh các liệu pháp hoocmon: mặc dù estrogen được sản xuất tự nhiên trong buồng trứng giúp bảo vệ chống lại bệnh tim, nhưng estrogen trong thuốc có thể làm tăng nguy cơ lên cơn đau tim hoặc đột quỵ. Các liệu pháp hoocmon sau thời kì mãn kinh không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc các bệnh mãn tính khác.
  2. Định mức nguy cơ mắc bệnh tim của bạn: Thậm chí nếu bạn cảm thấy khỏe, bạn vẫn có thể mắc bệnh tim mà không biểu hiện các triệu chứng. Mức cholesterol, huyết áp đều có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. ở Mỹ, các nhà khoa học đã đưa ra được một chương trình tính toán nguy cơ mắc bệnh tim mạch khi biết các yếu tố nguy cơ. Theo đó, nguy cơ thấp nếu nó ở mức từ 5% trở xuống và bạn vẫn tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh. Nếu nó ở mức 7.5%,  sử dụng các phương pháp điều trị dự phòng ví dụ như thuốc aspirin hoặc statin. Thuốc statin có tác dụng bào mòn mảng bám trên động mạch. Nếu bạn có nguy cơ lớn hơn 20%, điều trị phòng ngừa tích cực là phương pháp được đưa ra, bao gồm sử dụng thuốc và cải thiện lối sống.
  3. Chụp cắt lớp vi tính tim không liên tục liều thấp: Đây là phương pháp để đo các mảng vôi hóa trong động mạch. Mức canxi cao cho biết bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim.

Ở độ tuổi 60 trở nên: hãy tiếp tục pháp huy

Chuyện gì đang diễn ra?

Nguy cơ của cơn trụy tim sẽ cao hơn trong giai đoạn này. Ở độ tuổi từ 60-79, khoảng 71% phụ nữ có bệnh tim mạch. Tin vui là bạn vẫn có năng lượng để giảm thiểu nguy cơ của cơ đau tim và đột quỵ.

Việc cần làm là gì?

  1. Tiếp tục thực hiện các lựa chọn: trái tim bạn cần lợi ích từ những hoạt động thể chất và một chế độ ăn uống tốt cho trái tim ngay lúc này hơn bao giờ hết. Bài rèn luyện sức mạnh cũng quan trọng hơn bao giờ hết. Nó giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh tim và giữ cho xương bạn chắc khỏe. Trong thời kỳ mãn kinh, mất xương do giảm estrogen sẽ diễn ra ở hầu hết các phụ nữ. Nếu bạn vẫn chưa bắt đầu tập thể dục, hãy làm ngay bây giờ. Không có gì là quá muộn.
  2. Theo dõi các yếu tố nguy cơ: các chỉ số bạn bắt đầu theo dõi ở độ tuổi 40 – mức cholesterol, huyết áp, đường huyết, cân nặng và BMI – có thể có ý nghĩa nhiều hơn vào lúc này vì xác suất của việc đau tim sẽ lớn hơn. Hãy đi khám vì bác sỹ sẽ xây dựng phương pháp điều trị theo cá nhân hoặc kế hoạch phòng ngừa để quản lí các yếu tố nguy cơ ở độ tuổi này. Hãy theo dõi các chỉ số này thường xuyên theo lời khuyên của bác sĩ để đảm bảo những can thiệp y tế như thuốc tăng huyết áp hay statin có hiệu quả.
  3. Đừng phớt lờ những triệu chứng âm thầm: nếu bạn có những triệu chứng của bệnh tim chẳng hạn như đau thắt ngực (tức ngực, căng thẳng hoặc khó chịu ở ngực khi tập thể dục hoặc căng thẳng), hãy đến khám bác sĩ. Điều trị sớm có thể giúp ngăn chặn cơn đau tim tốt hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Suy tim sau nhồi máu cơ tim làm tăng nguy cơ mắc ung thư

CTV Nguyễn Thảo - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm