Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Trước, trong và sau khi nạo phá thai: Khi nào cần gọi bác sĩ?

Nạo phá thai là thủ thuật đình chỉ thai nghén, dù là nội khoa hay ngoại khoa đều tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Trong trường hợp bạn bắt buộc phải phá thai, hãy chú ý những điều dưới đây để đảm bảo an toàn sức khỏe cho mình.

Nên làm gì nếu bạn có thai ngoài kế hoạch?

Nếu bạn chậm kinh khoảng 1 tuần, bạn có thể mua que thử thai ở hiệu thuốc và thử để biết mình "2 vạch" hay không. Nhưng cách tốt nhất là đến bác sĩ sản khoa khám và làm các xét nghiệm về mang thai để được chẩn đoán chính xác và có được những lời khuyên sớm nhất.

Nếu bạn không thể tiếp tục mang thai và sinh em bé, hãy xin ý kiến bác sỹ và quyết định càng sớm càng tốt, bởi vì khi thai ít tuần tuổi, thì cơ hội để bạn có thể phá thai nội khoa càng cao, và điều này dường như giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra.

Bạn cần lưu ý một điều, để đảm bảo an toàn cho chính bạn, chỉ đến các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám được cấp phép chính thức để phá thai.

Bác sỹ sẽ giúp bạn điều gì?

Tại cơ sở y tế, bạn sẽ được giải thích, tư vấn về các phương pháp phá thai phù hợp với tuổi thai và tình trạng sức khỏe của bạn, cũng như các biến chứng hay dấu hiệu cần theo dõi trước và sau khi phá thai.

Phá thai bằng thuốc 

Phương pháp này chỉ được thực hiện khi bạn có thai 7 tuần tuổi trở xuống (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng).

Phá thai bằng thuốc là phương pháp sử dụng thuốc để chấm dứt thai nghén một cách an toàn và tin cậy, có hiệu quả tới 96-99% và phải được thực hiện bởi các cán bộ y tế đã được đào tạo và có đủ kỹ năng thực hiện phương pháp phá thai này.

Bạn sẽ được khám phụ khoa, tình trạng sức khỏe tổng thể, được giải thích về quá trình phá thai và việc sử dụng các biện pháp tránh thai sau đó. Hiện tại, ở Việt Nam, thuốc Mifepristone (Mifestad®200) được dùng để phá thai và bạn phải uống tại chỗ dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Thuốc này sẽ làm thai ngừng phát triển. Có thể bạn sẽ cảm thấy vẫn bình thường sau khi uống viên thuốc này nhưng cũng có thể thấy ra máu âm đạo. Bạn sẽ về nhà sau khi uống viên thuốc này.

Sau đó 2 ngày, bạn sẽ được hẹn quay lại cơ sở y tế và tiếp tục được uống 2 viên Misoprostol dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Thông thường trong vòng 30 phút đến 4 giờ sau khi uống Misoprostol, bạn sẽ đau bụng, ra máu nhiều và ra máu cục khi thai được tống ra ngoài.
Phần lớn phụ nữ ra máu như hành kinh trong vòng 10 ngày kể từ khi uống thuốc, tuy nhiên một số ít phụ nữ có thể ra máu nhẹ kéo dài hơn 1 tháng.
Bạn cần ký vào một bản cam kết phá thai trước khi tiến hành phá thai nội khoa.
Phá thai ngoại khoa
Nếu phá thai nội khoa không thành công hoặc tuổi thai lớn hơn 7 tuần, bác sỹ sẽ chỉ định phá thai ngoại khoa. Phá thai ngoại khoa là một thủ thuật sản khoa do các bác sỹ sản khoa, nữ hộ sinh được đào tạo và cấp chứng chỉ thực hiện. 
Trong nhiều trường hợp, bác sỹ sẽ chỉ định bạn phá thai ngoại khoa ngay vì sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng, mất máu và để kết thúc thai kì hoàn toàn cũng như hạn chế những hậu quả không mong muốn của phá thai nội khoa (bao gồm: vẫn tiếp tục mang thai, những dị tật bẩm sinh do thuốc phá thai gây ra...).
Hiện tại, ở Việt Nam áp dụng 02 phương pháp phá thai ngoại khoa:
  • Hút thai chân không là một thủ thuật đơn giản và hiệu quả, được thực hiện cho những phụ nữ có thai từ 6 đến 12 tuần tuổi (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng). Phương pháp này sử dụng dụng cụ hút chân không để  để hút tổ chức thai chấm dứt thai nghén và chỉ được thực hiện tại cơ sở y tế bởi nhân viên y tế được đào tạo và cấp chứng chỉ. Hút chân không đạt hiệu quả chấm dứt thai nghén trên 98%. Bạn sẽ tỉnh táo suốt thời gian làm thủ thuật và sẽ cảm thấy hơi đau do tử cung co lại, đau do co cơ tử cung sẽ tăng lên khi thủ thuật gần kết thúc và sẽ giảm đi ngay sau khi thủ thuật đã hoàn tất. Thủ thuật sẽ kéo dài khoảng 5 - 10 phút. 
  • Phá thai bằng phương pháp nong và gắp: dùng cả thuốc và dụng cụ để chấm dứt thai nghén, được thực hiện đối với thai từ 13 - 18 tuần (tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng). Phương pháp này chỉ được thực hiện tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện, bởi các cán bộ y tế đã được đào tạo và đủ kỹ năng thực hiện thủ thuật. Tuy nhiên, bạn vẫn có nguy cơ gặp tai biến trong quá trình phá thai cao hơn khi phá thai ba tháng đầu.

    Bạn sẽ được ngậm viên thuốc vào bên trong má để làm mềm cổ tử cung và đợi vài giờ để thuốc có tác dụng. Bạn có thể thấy ra máu và đau bụng sau khi ngậm thuốc. Sau 4 tiếng, bạn sẽ được đưa vào phòng thủ thuật và được dùng thuốc giảm đau. Nhân viên y tế sẽ nong cổ tử cung, dùng dụng cụ để hút và gắp thai ra. Thông thường, quá trình phá thai sẽ hoàn tất trong khoảng 10 -15 phút. Sau đó, bạn sẽ được đưa về nghỉ tại phòng sau thủ thuật.

    Nạo thai bằng thìa hiện nay không được khuyến cáo sử dụng vì nhiều nguy cơ, trong đó nguy hiểm nhất là chảy máu và thủng tử cung.

Sau khi phá thai

Các bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về những gì sẽ diễn ra sau khi phá thai. Những triệu chứng thường gặp mà hầu hết phụ nữ đều trải qua bao gồm:

  • Chảy máu không theo quy luật hành kinh thông thường của bạn trong vòng 3 tuần đầu tiên.
  • Co thắt tử cung trong 2 tuần đầu. Một số phụ nữ bị co thắt giống như đau bụng kinh, kéo dài khoảng 6 tuần.
  • Những phản ứng về cảm xúc (ví dụ như mất ngủ, chán nản, lo lắng, mất hi vọng, dễ kích thích, kém tập trung) thường xảy ra trong 2-3 tuần.

Ngay sau khi phẫu thuật, bạn sẽ đưa đến phòng hồi tỉnh để được các y tá chăm sóc và theo dõi. Bạn sẽ nằm ở đây một thời gian trước khi bình phục và về nhà. Bên cạnh bất kì những hướng dẫn đặc biệt từ bác sĩ, y tá sẽ giải thích những thông tin giúp bạn bình phục. Bạn sẽ về nhà và làm theo hướng dẫn bao gồm cả việc liên hệ với bác sĩ nếu có vấn đề nào xuất hiện.

Những dấu hiệu của biến chứng

Dưới 1% những phụ nữ nạo phá thai bị biến chứng nghiêm trọng về sau. Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kì triệu chứng nào dưới đây sau khi phá thai:

Chảy máu mức độ nặng: cả phá thai nội khoa và ngoại khoa đều thường gây ra máu khác với chu kì kinh nguyệt thông thường. Chảy máu mức độ nặng có nghĩa là:

  • Có cục máu đông lớn hơn quả trứng gà, kéo dài hơn 2 giờ
  • Thấm ướt hơn 2 băng vệ sinh trong vòng một giờ hoặc 2 giờ liên tục
  • Chảy máu nhiều trong vòng 12 giờ liên tục

Những dấu hiệu của nhiễm trùng toàn thân, ví dụ như đau đầu, đau cơ, chóng mặt và cảm giác khó chịu toàn thân. Nhiễm trùng nặng có thể không kèm theo sốt.

Đau nhiều ở bụng mà không đáp ứng với thuốc giảm đau, nghỉ ngơi hoặc chườm ấm

Sốt trên 38 độ C kéo dài hơn 4 giờ

Nôn kéo dài hơn 4-6 giờ

Bụng đột ngột to lên và nhịp tim nhanh

Khí hư nhiều và có mùi khó chịu hoặc đau, sưng hoặc tấy đỏ bộ phận sinh dục

Hãy đi khám bác sĩ sớm nhất có thểnếu bạn có bất kì triệu chứng nào dưới đây sau khi phá thai:

  • Ra máu kéo dài hơn 2 tuần
  • Những triệu chứng mới xuất hiện hoặc không giải thích được có thể gây ra do các thuốc bạn đang sử dụng
  • Không có kinh trở lại sau khi thực hiện thủ thuật này 6 tuần
  • Những dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm. Sự thay đổi hóc-môn sau khi mang thai có thể gây ra trầm cảm và cần được điều trị.

Khả năng có thai trong tương lai

Phá thai nội khoa và hút thai chân không ít có ảnh hưởng đến khả năng có thai của bạn trong tương lai. Bạn có thể mang thai trở lại trong vòng một vài tuần ngay sau khi phá thai. Vì vậy, sau khi phá thai, bạn nên:

  • Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi cơ thể của bạn hồi phục hoàn toàn, ít nhất là từ 1-3 tuần.
  • Hỏi ý kiến bác sĩ về thời điểm mà bạn có thể bắt đầu quan hệ tình dục trở lại. Đây cũng là thời điểm tốt để bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả cao phù hợp với lối sống của bạn.
  • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục trở lịa để phòng ngừa nhiễm trùng và mang thai.

Phá thai ngoại khoa giai đoạn 3 tháng giữa có thể gây nhiều biến chứng cho bạn cũng như khả năng có thai trở lại. Vì vậy hãy lưu ý quyết định sớm nếu cần phải phá thai và chỉ đến các cơ sở y tế an toàn để thực hiện phá thai ngoại khoa.

Điều bạn cần luôn luôn lưu ý là hãy áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn để tránh có thai ngoài ý muốn. Bởi vì càng phá thai nhiều càng tăng nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sức khỏe của bạn.

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm