Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự thật và hiểu lầm về chứng ngưng thở khi ngủ

Rất nhiều người mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ và rất nhiều người bị ảnh hưởng bởi chứng này. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều hiểu lầm về chứng ngưng thở khi ngủ.

Sự thật và hiểu lầm về chứng ngưng thở khi ngủ

Rất nhiều người mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ và rất nhiều người bị ảnh hưởng bởi chứng này. Thế nhưng, vẫn còn rất nhiều hiểu lầm về chứng ngưng thở khi ngủ.

Hiểu lầm: Chứng ngưng thở khi ngủ chỉ đơn thuần là việc ngủ ngáy và không phải là vấn đề nghiêm trọng

Ngủ ngáy có thể là một dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ nhưng có một sự khác biệt rất lớn giữa hai tình trạng này. Người bị chứng ngưng thở khi ngủ có thể bị ngưng thở đến khoảng hơn 400 lần trong một đêm, mỗi lần ngưng thở thường kéo dài từ 10 đến 30 giây. Khi bắt đầu thở trở lại, họ sẽ thường bắt đầu bằng việc ngáy. Tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ phá vỡ chu kỳ ngủ của bạn và có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi trong suốt cả ngày.

Tất cả các yếu tố phá vỡ chu kỳ giấc ngủ sẽ có tác động rất lớn lên cơ thể và trí não. Chứng ngưng thở khi ngủ không được điều trị sẽ liên quan đến các chấn thương khi làm việc, tai nạn giao thông, thậm chí lên cơn đau tim và đột quỵ.

Sự thật: Ngưng thở khi ngủ có thể làm tắc nghẽn việc thở

Loại phổ biến nhất của chứng ngưng thở khi ngủ là ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (obstructive sleep apnea – OSA). Tình trạng này sẽ xảy ra khi lưỡi, amiđan hoặc các mô khác ở phần sau họng làm tắc nghẽn đường thở. Khi bạn cố gắng hít vào, không khí sẽ không thể đi vào được.

Ngưng thở khi ngủ trung ương (Central sleep apnea) là loại ít gặp hơn OSA. Tình trạng này xảy ra khi não bộ không thường xuyên gửi các tín hiệu cho cơ thể để thở khi cần.

Hiểu lầm: Chỉ người cao tuổi mới bị ngưng thở khi ngủ

Các bác sỹ thống kê rằng có khoảng hơn 18 triệu người Mỹ mắc hội chứng này. Hội chứng này phổ biến hơn ở những người trên 40 tuổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến mọi độ tuổi. Bạn sẽ dễ mắc chứng ngưng thở khi ngủ hơn nếu bạn là nam giới, bị thừa cân béo phì, là người Mỹ gốc Phi hoặc gốc La tinh. Hội chứng này cũng có xu hướng di truyền trong gia đình.

Hiểu lầm: Rượu sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn

Uống một ly rượu trước khi đi ngủ có thể làm bạn buồn ngủ nhưng nó sẽ không giúp bạn có được một giấc ngủ chất lượng mà cơ thể cần. Rượu có thể làm thư giãn các cơ ở phần sau của họng. Việc này sẽ làm cho đường thở dễ bị tắc nghẽn hơn ở những người bị chứng ngưng thở khi ngủ. Thuốc ngủ cũng có tác dụng tương tự.

Hiểu lầm: Trẻ em rất hiếm khi mắc chứng ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn (OSA) thật ra rất phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khoảng 1/10 trẻ. Trong đa số các trường hợp, triệu chứng đều rất nhẹ và đứa trẻ thậm chí sẽ bỏ được tật này khi lớn lên. Nhưng, một vài trẻ sẽ bắt đầu gặp các vấn đề về hành vi hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hậu quả của chứng ngưng thở khi ngủ.

Sự thật: Giảm cân có thể có ích

Bạn có thể cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ khi bạn có một vài thay đổi về lối sống. Nếu bạn bị thừa cân, trao đổi với bác sỹ về một chế độ giảm cân. Bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng cải thiện kể cả khi bạn chỉ giảm được một lượng cân nặng rất nhỏ. Nếu bạn hút thuốc, trao đổi với bác sỹ về các biện pháp có thể giúp bạn cai thuốc.

Sự thật: Nằm nghiêng về một bên có thể có ích

Nếu bạn nằm ngửa, trọng lực có thể làm các mô trong họng hạ xuống, do đó làm đường thở dễ bị tắc nghẽn hơn. Thay vì như vậy, hãy nằm nghiêng sang một bên để mở họng ra. Có những loại gối đặc biệt để giữ bạn nằm nghiêng về một bên. Một số người thậm chí còn mặc áo sơ mi có khâu các quả bóng tennis ở sau lưng khi ngủ để giữ mình luôn nằm nghiêng.

Sự thật: Dụng cụ giữ khuôn miệng (mouthpiece) cũng có thể giúp ích

Nha sỹ hoặc bác sỹ tai mũi họng sẽ giúp bạn có được một dụng cụ giữ khuôn miệng vừa vặn hoặc các dụng cụ để đặt vào miệng để làm giảm chứng ngưng thở khi ngủ ở mức độ nhẹ. Thiếu bị này sẽ được làm riêng cho mỗi người và có thể điều chỉnh vị trí hàm dưới và lưỡi. Bạn sẽ phải ngậm nó trong khi ngủ để giữ đường thở của mình luôn mở trong khi ngủ.

Sự thật: Máy tạo áp lực dương liên lục (continuous positive airway pressure – CPAP) là một cách điều trị hiệu quả.

Máy CPAP sẽ thổi một luồng khí liên tục vào đường hô hấp của bạn. Bạn có thể điều chỉnh luồng khí đến khi nó đủ mạnh để giữ đường thở của bạn luôn mở khi ngủ. Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất dành cho người trưởng thành mắc chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn vừa và nặng.

Hiểu lầm: Phẫu thuật nếu không biện pháp nào có tác dụng

Với một số người, phẫu thuật có thể chữa khỏi được chứng ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn. Một ví dụ đó là ở những trẻ em có khối amiđan lớn làm tắc nghẽn đường thở. Trong trường hợp này, để giải quyết vấn đề, bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ amiđan. Một số người trưởng thành cũng có thể cải thiện các triệu chứng bằng cách phẫu thuật để thu nhỏ hoặc để làm cứng các mô mềm trong họng.

Nhưng phẫu thuật không phải là lựa chọn tốt với tất cả mọi người. Trao đổi với bác sỹ về tác dụng và nguy cơ của phẫu thuật trước khi bạn đưa ra quyết định.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao ngưng thở khi ngủ tăng nguy cơ tử vong?

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm