Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng thuốc điều trị bệnh mắt đúng cách

Thuốc nhỏ mắt để điều trị bệnh mắt có nhiều dạng, nhưng phổ biến là: dạng lỏng để nhỏ trực tiếp vào mắt, dạng đặc để bôi (tra) mắt, và cả hai đều là nhóm thuốc có tác dụng tại chỗ.

Có những bệnh mắt mà người bệnh chỉ cần dùng một loại thuốc, nhưng có những khi bệnh nhân phải dùng nhiều loại thuốc nhỏ mắt, tra mắt phối hợp mới có thể khỏi bệnh. Sử dụng đúng cách, đúng liều lượng là điều bắt buộc để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Nhóm thuốc có tác dụng tại chỗ có ưu điểm là thuận tiện, dễ sử dụng. Khi nhỏ hoặc tra mắt, dược chất sẽ tập trung chủ yếu ở mắt, chỉ có một phần rất nhỏ hấp thu vào tuần hoàn máu, ít ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể, vì thế hạn chế được nhiều tác dụng phụ.

Thuốc nhỏ mắt: Chiếm trên 70% các chế phẩm thuốc dùng cho mắt. Thuốc này được sử dụng để nhỏ vào túi kết mạc. Một lọ thuốc nhỏ mắt có thể chứa một hay nhiều dược chất. Người bệnh có thể lấy tay kéo nhẹ mi dưới, nhỏ 1 đến 2 giọt thuốc vào mắt mà không cần sự trợ giúp của nhân viên y tế. Ngoài ra, trong chẩn đoán bệnh, một số loại thuốc cũng được sử dụng để nhỏ cho bệnh nhân, hỗ trợ trong quá trình khám và kiểm tra thị lực.

Thuốc mỡ tra mắt: Thuốc được bào chế đặc, dạng tuýp để tra vào mắt. Nhiều người không thích dùng thuốc mỡ tra mắt vì sau đó mắt khó mở, mắt có khi bóng nhãy… Tuy nhiên thuốc mỡ lại có những ưu điểm của nó như: thời gian tiếp xúc của thuốc với niêm mạc mắt kéo dài, ít bị pha loãng bởi nước mắt, không bị loại trừ theo ống mũi lệ, thuốc được giải phóng từ từ do tác động của mỗi lần chớp mắt…

Cách khắc phục nhược điểm phiền toái của thuốc mỡ là: dùng vào buổi trưa, tối trước khi bệnh nhân đi ngủ.

thuoc-nho-mat-1

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mắt

Việc dùng thuốc mắt nào sẽ do bác sĩ chỉ định và bệnh nhân cần tuân theo chỉ định ấy. Có một số điều bệnh nhân cần lưu ý như sau khi sử dụng thuốc mắt:

- Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc trước khi sử dụng. Dù một số loại chế phẩm nhỏ mắt có thể dùng lâu dài, không cần kê đơn (ví dụ như nước muối sinh lý), nhưng chỉ nên dùng trong vòng 1 tháng sau khi mở nắp. Tốt nhất là ngay khi mở nắp lọ (hộp) thuốc, lấy bút ghi ngày mở nắp vào để tiện theo dõi.

-Rửa tay sạch trước khi nhỏ mắt, tra thuốc mắt.

-Không để đầu lọ thuốc chạm vào mắt để tránh nhiễm khuẩn.

-Không dùng chung thuốc mắt với người khác để tránh lây nhiễm chéo các vi khuẩn, virus.

-Nếu thuốc ở dạng hỗn dịch, hãy lắc đều lọ thuốc trước khi nhỏ mắt.

– Khi nhỏ thuốc, nên nghiêng đầu về phía sau, dùng tay nhẹ nhàng kéo mi dưới và nhỏ 1 hoặc tối đa 2 giọt thuốc. Không nhỏ thuốc lên giác mạc (là phần tròng đen của mắt).

Sau khi nhỏ thuốc nên dùng tay chặn điểm lệ vùng góc trong mắt để giảm lượng nước mắt đi qua và giảm hấp thu toàn thân của thuốc hoặc bệnh nhân. Nên nhắm mắt trong khoảng 10 giây, sau đó mới mở mắt và chớp mắt như bình thường.

-Không dùng cùng lúc hai thuốc, đặc biệt là với thuốc nhỏ mắt. Nên cách quãng ít nhất là 10 phút rồi mới dùng tiếp loại thứ 2. Nếu phải dùng cả thuốc dạng lỏng để nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt, nên dùng thuốc nhỏ trước, sau đó mới dùng thuốc mỡ.

-Không nhỏ thuốc khi đang dùng kính áp tròng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đồ trang điểm mắt và chứng khô mắt

Theo Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm