Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc sức khỏe toàn diện với dầu gừng

Dầu gừng thường có màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu, cay nồng. Mùi của dầu gừng cũng tùy thuộc vào phương pháp chưng cất và chất lượng của loại gừng mà bạn dùng. Loại dầu gừng giá trị nhất phải kể đến là loại ép và chưng cất từ củ gừng tươi.

Chăm sóc sức khỏe toàn diện với dầu gừng

Gừng có rất nhiều công dụng với sức khỏe, đặc biệt là tác dụng chống viêm, giảm đau và phòng chống cảm cúm. Đó là lý do tại sao người ta lại nghĩ ra cách ép gừng lấy dầu gừng và đặc biệt là loại dầu từ rễ gừng.

Gừng và dầu gừng

Gừng có tính ấm nóng, vị cay, được sử dụng trong nấu nướng và chữa trị bệnh từ hàng ngàn năm ở nước ta, Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp. Trong cuốn sử thi tiếng Phạn đầu thế kỷ thứ tư trước công nguyên– Mahabharata – có mô tả món thịt hầm cho thêm gừng để làm gia vị. Còn trong cuốn y học Ayuverdic thì coi gừng là một loại cây  quan trọng, có thể chữa được bách bệnh.

Gừng là một trong những gia vị dễ chế biến nhất hiện nay.  Sử dụng gừng tươi cho vào nước mắm, luộc rau cải, cho vào trà, mứt gừng và trà gừng, đặc biệt chế biến các món ăn từ gà không thể thiếu gừng.  Rễ gừng được sấy khô cho vào cồn để chiết xuất các chất hoặc để làm thực phẩm chức năng, hoặc được ép thành dầu gừng – một loại dầu làm nóng cơ thể và còn rất nhiều cách sử dụng khác.

Thành phần chính có trong dầu gừng

Dầu gừng chứa một số thành phần sau: monoterpenoid, sequiterpenoid ( neral; 1,8 cineole; B-bisabolene và B-sesquiphellandrene). Dầu gừng cũng chứa a-pinene; camphene, linalool, borneol, y-terpineol. Nerol, geraniol và geranyl acetate. Với thành phần lên đến 9-% là sesquiterpene - dầu gừng có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và chữa lành tại chỗ rất tốt. Bạn có thể bôi tại chỗ, xông hơi làm ấm nóng cơ thể.

Công dụng của dầu gừng

Dầu gừng chứa nhiều chất chống viêm, long đờm, nhuận tràng, diệt khuẩn, giảm đau và  làm nóng cơ thể. Do đó mà dầu gừng rất hữu ích đối với các vấn đề sức khỏe như:

Đau bụng và các vấn đề liên quan đến tiêu hóa: dầu gừng giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, giảm co thắt, khó tiêu, đầy hơi.  Dầu gừng cũng giúp tăng sự thèm ăn, kích thích ăn ngoan miệng nên rất phù hợp với người muốn tăng cân.

Ngộ độc thức ăn: với tính kháng khuẩn và nhuận tràng, dầu gừng có thể giúp điều trị ngộ độc thức ăn dạng nhẹ cũng như các bệnh lý nhiễm trùng và kiết lỵ.

Sốt rét và sốt vàng: một nghiên cứu đã chỉ ra dầu gừng có thể giúp tránh được muỗi đốt, đặc biệt là muỗi Anophen culicifacy - một loại muỗi mang ký sinh trùng sốt rét ở Ấn Độ

Các bệnh đường hô hấp: dầu gừng giúp giảm ho, điều trị được bệnh cảm cúm, hen, khó thở, viêm phế quản. Gừng tươi cho vào trà uống thay nước có tác dụng long đờm nông và sâu.

Giảm đau: dầu gừng có thể giúp giảm prostaglandin - một hợp chất được giải phóng ra khi có cơn đau, do vậy có thể giảm các cơn đau.

Cải thiện vấn đề tim mạch: sử dụng dầu gừng thường xuyên giúp hạn chế hình thành cục máu đông, giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu. Một nghiên cứu cho thấy, sử dụng gừng mỗi ngày cũng làm giảm bớt nguy cơ mắc bệnh mạch vành đi 13%. Miễn dịch cũng được tăng cường nếu như tăng cường sử dụng gừng một cách thường xuyên.

Tăng huyết áp: người trưởng thành sử dụng dầu gừng hàng ngày giúp giảm 8% nguy cơ tăng huyết áp. Một nghiên cứu năm 2005 đã chỉ ra dầu gừng có tác dụng chặn các kênh can xi giống như công dụng của một loại thuốc hạ huyết áp.

Bệnh mạn tính:  nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ cho kết quả là nếu nạp mỗi ngày từ 2-4 gam gừng có thể ngăn ngừa được một số bệnh mãn tính.

Các cách sử dụng dầu gừng

Dầu gừng dùng để giảm đau là một trong những công dụng được biết đến nhiều nhất hiện nay. Nếu không có dầu gừng, bạn có thể ăn sống gừng tươi hoặc cho vào trà hoặc nấu với rau cũng có tác dụng tương tự như dùng dầu gừng. Không chỉ giảm đau, dầu gừng còn có tác dụng lưu thông khí huyết, tăng cường tuần hoàn máu đến các cơ quan.  Dầu gừng còn có tác dụng làm ấm cơ thể, giúp giảm các triệu chứng của bệnh đường tiêu hóa như nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu thậm chí là cả ốm nghén - đây chính là  công dụng được sử dụng nhiều nhất của dầu gừng.

Một vài cách sử dụng dầu gừng để bảo vệ sức khỏe:

  • Sử dụng hai đến ba giọt dầu gừng mỗi ngày để tái tạo lại năng lượng cho cơ thể cũng như thư giãn đầu óc, tinh thần.
  • Trộn hai đến ba giọt dầu gừng vào một loại dầu nền ưa thích của bạn để mát xa cơ thể giúp giảm đau lưng, viêm khớp, đau cơ, thấp khớp, gẫy xương cũng như kích thích hệ tuần hoàn lưu thông máu tốt hơn và thận chí là cải thiện ham muốn của bạn trong chuyện ấy.
  • Bạn cũng có thể nhỏ dầu gừng vào nước ấm để tắm, hoặc cho vào miếng gạc ấm hoặc lạnh để chườm những chỗ đau, viêm.
  • Xông mũi họng bằng dầu gừng giúp giảm viêm xoang, viêm mũi họng dị ứng, sổ mũi và thông mũi khi bị ốm
  • Xoa bụng với dầu gừng giảm đầy bụng và tiêu chảy.

Dầu gừng có an toàn không?

Nhìn chung dầu gừng khá an toàn, hiếm khi gây ngộ độc hoặc mẫn cảm. Nếu bạn thuộc tuýp da nhạy cảm thì cần làm test dị ứng trước khi sử dụng dầu gừng.  Không sử dụng trục tiếp dầu gừng mà nên pha loãng với dầu nền như dầu ô liu, dầu hạt nho, dầu hạt lanh…. Dầu gừng sử dụng cùng với các tinh dầu cam quýt, dầu hoa cam, dầu ylang-ylang, dầu hoa hồng và dầu gỗ đàn hương cũng rất tốt.

Nếu bạn nhạy cảm với củ gừng thì cũng không nên sử dụng dầu gừng. Một vài tác dụng phụ của dầu gừng là ợ nóng, nôn, buồn nôn, nổi mẩn, viêm miệng.

Dầu gừng có thể  khiến bạn nhạy cảm với ánh sáng, vì vậy tránh bôi trực tiếp lên vùng da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu đã bôi dầu gừng, tốt nhất tránh tiếp xúc với ánh nắng trong vòng 24 giờ sau khi bôi. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú không nên cẩn thận khi sử dụng dầu gừng.

Tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi bạn quyết định sử dụng dầu gừng hoặc bất kỳ loại dầu nào. Với trẻ em nhất là trẻ nhỏ thì nên tránh sử dụng dầu gừng để đảm bảo an toàn.

Cách làm dầu gừng

Chưng cất gừng được coi là cách làm dầu gừng truyền thống nhưng bạn có thể thử một công thức làm dầu gừng cho riêng bạn tại nhà, rất đơn giản như sau: 

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi
  • 1-1/2 cốc dầu ô liu
  • Một chiếc bát
  • Phô mai nguyên chất

Cách làm

  • Gừng tươi rửa sạch để nguyên vỏ sau đó phơi héo trong một vài giờ
  • Sau khi gừng khô, bạn xắt thật nhỏ gừng hoặc băm, giã nhuyễn cho vào bát sạch trộn chung với dầu ô liu và phô mai thái sợi. Trộn đều nguyên liệu.
  • Cho hỗn hợp vào lò nướng, bật nhiệt độ ở 65oC để trong 2 tiếng.
  • Đổ hồn hợp qua một miếng vải lọc hoặc một màng lọc thực phẩm để chiết được dầu qua, ép mạnh tay để có thể chiết được hết các tinh chất của dầu gừng.
  • Chuyển dầu vào trong một chai sạch và bảo quản ở nơi khô thoáng.

Với cách làm này dầu gừng có thể sử dụng trong vòng 6 tháng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 tác dụng của gừng giúp bạn đẹp hơn

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mercola
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm