Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sử dụng sôcôla cho thai kỳ khỏe mạnh

Theo các nhà khoa học của trường Đại học Laval tại thành phố Quebec, Canada, ăn sôcôla khi mang thai sẽ trợ giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Tuy nhiên sử dụng sôcôla như thế nào là hợp lí và an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé thì không phải ai cũng biết.

Tại sao các chuyên gia khuyên bạn nên ăn sôcôla khi mang thai?

Giáo sư sản phụ khoa ở trường Đại học Laval, thành phố Quebec nói: “Các theo dõi của chúng tôi đã chỉ ra rằng thường xuyên tiêu thụ một lượng vừa sôcôla đen trong ba tháng đầu của thai kì có thể cải thiện chức năng của nhau thai.”

Lý do là vì các loại flavanol trong cacao –thành phần chính của sôcôla, rất có lợi cho phụ nữ có thai. Sôcôla càng đen thì càng chứa nhiều flavanol, do vậy sẽ hiệu quả cao hơn cho thai kỳ.

Dưới đây là một số lợi ích khi ăn sôcôla trong quá trình mang thai:

#1: Sôcôla giúp giảm nguy cơ bị tiền sản giật

Tiền sản giật là một trong những biến chứng sản khoa nguy hiểm nhất, có thể gây đẻ non, băng huyết, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi. Tiền sản giật được đặc trưng bởi tăng huyết áp và protein niệu khi mang thai. Khi huyết áp tăng cao có thể dẫn đến co giật, huyết khối và tổn thương gan.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Annals of Epidemiology, thành phần theobromine trong sôcôla giúp làm giảm bớt tình trạng này.

Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Yale, Mỹ, cho thấy ăn sôcôla giảm 70% nguy cơ mắc tiền sản giật. Họ khuyến cáo rằng ăn sôcôla đen khoảng 5 lần mỗi tuần, trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kì, có hiệu quả trong việc ngăn ngừa tiền sản giật.

#2: Điều hòa huyết áp

Theobromine có nhiều trong sôcôla giúp điều hòa huyết áp ở thai phụ thông qua tác dụng giãn mạch.

#3: Chứa các chất chống oxy hóa thiết yếu

Sôcôla giàu flavanol được biết đến với khả năng chống oxy hóa rất cao. Các chất chống oxy hóa này giúp cải thiện miễn dịch, hạn chế các nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng trong thai kỳ cũng như trợ giúp cho quá trình sinh nở an toàn.

Đồng thời, các chất chống oxy hóa trong sôcôla đóng vai trò đáng kể trong việc phòng chống bệnh tim mạch trong thai kỳ như các biến chúng tăng huyết áp, huyết khối tĩnh mạch...

#4: Giảm stress trong thai kỳ

Sôcôla đen giúp cải thiện hoạt động của não bộ bằng cách tăng nồng độ endorphin và serotonin trong não. Theo các phát hiện của nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Proteome Research, ăn 40 gam sôcôla đen mỗi ngày trong vòng 2 tuần giúp giảm lượng cortisol (hoóc-môn stress). Flavanol trong sôcôla có tác dụng làm giảm mệt mỏi và giảm căng thẳng và stress do thai nghén mang lại, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ cũng như khi chuẩn bị sinh nở

#5: Giúp em bé hạnh phúc hơn

Bạn có thể rất ngạc nhiên vì điều này, nhưng đó là sự thật. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí New Socolaientest,  những phụ nữ mang thai ăn nhiều sôcôla đen hơn sinh ra những em bé hạnh phúc và linh hoạt hơn.

Các nhà nghiên cứu đã lựa chọn ngẫu nhiên một số bà mẹ có con 6 tháng tuổi và hỏi họ về tần suất ăn sôcôla trong thai kì. Họ được hướng dẫn để đánh giá mức độ hạnh phúc của trẻ.

Những bà mẹ thường xuyên ăn sôcôla khi mang thai thì chỉ số hạnh phúc của các em bé được sinh ra cao hơn so với những bà mẹ không ăn hoặc ăn rất ít sôcôla.

Tuy nhiên, lý do chính xác vẫn chưa được biết đến, có thể là do sôcôla đi vào sữa mẹ hoặc sôcôla làm giảm căng thẳng và cải thiện mức độ vui vẻ, hạnh phúc của mẹ, và từ đó khiến những đứa trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn.

Một phát hiện thú vị từ nghiên cứu đó là sôcôla giúp bảo vệ trẻ khỏi stress của người mẹ. Những bà bầu không ăn sôcôla có mức stress cao hơn và sinh ra những đứa trẻ dễ có cảm giác sợ hãi. Những bà bầu ăn sôcôla ít bị stress hơn và sinh ra em bé vui tươi, khỏe mạnh và năng động hơn.

#6: Điều hòa lượng cholesterol máu

Sôcôla đen có chứa lượng đường và chất béo thấp. Flavanol trong sôcôla cũng làm tăng lượng cholesterol “tốt”, giảm cholesterol “xấu” và điều hòa đường máu, cải thiện lưu thông máu do tác dụng giãn mạch.

#7: Giàu sắt và magie

100 gam sôcôla đen cung cấp cho bạn 67% nhu cầu sắt và 58% nhu cầu magie hàng ngày. Sắt cần thiết để duy trì lượng hemoglobin trong máu khi mang thai và magie giúp chuyển hóa axit béo.

Ăn sôcôla khi mang thai như thế nào là tốt nhất?

Mặc dù sôcôla mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích trong thời gian mang thai như chúng tôi đã kể đến ở trên. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc mẹ bầu cứ ăn sôcôla thoải mái. Hãy nhớ, ăn vừa phải sôcôla đen sẽ đem lại lợi ích nhiều nhất cho mẹ bầu.

Tiêu thụ sôcôla cần phù hợp với quá trình mang thai cũng như lượng calo mà bạn cần phải nạp vào cơ thể.

Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên ăn quá nhiều sôcôla khi mang thai vì các lí do dưới đây:

#1: Caffein

Điều quan trọng là bạn phải chú ý đến lượng cafein tiêu thụ hàng ngày. Một số khuyến cáo cho rằng ăn quá 200mg caffein mỗi ngày có thể dẫn đến sảy thai. Sôcôla có chứa caffein, và khi bạn kết hợp cùng với trà, cà phê hoặc những đồ uống khác có thể thì bạn sẽ vượt quá giới hạn khuyến cáo hàng ngày. 40 gam sôcôla đen có chứa 31 mg caffein và 40 gam sôcôla sữa có chứa 10 mg caffein. Do vậy, hãy chỉ giới hạn khoảng 40 -60 gam sôcôla đen mỗi ngày trong thực đơn của mẹ bầu.

Caffein cũng là tác nhân gây ra ợ nóng. Nhiều phụ nữ bị ợ nóng khi mang thai do những thay đổi về thể chất và hoóc-môn. Nếu gặp phải tình trạng này, mẹ bầu nên tránh hoặc hạn chế ăn sôcôla để giảm ợ nóng.

#2: Chất béo và calo

Tiêu thụ quá nhiều sôcôla có thể gây thừa cân do tăng lượng chất béo và calo bạn nạp vào. Thừa cân có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch, tiểu đường thai kì, cao huyết áp và tăng nguy cơ sinh mổ.

30 gam sôcôla đen cung cấp cho bạn 150 calo và 9 gam chất béo. Tương tự như vậy, 30 gam sôcôla sữa có chứa 150 calo và 8,5 gam chất béo. Do vạy, hãy cẩn trọng dùng sôcôla ở mức độ vừa phải nhé.

#3: Đường

Quá nhiều đường từ sôcôla có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, tiểu đường thai kì và các vấn đề về răng miệng. 40 gam sôcôla đen có chứa khoảng 14 gam đường và 40 gam sôcôla trắng có chứa tới 23 gam đường, tức là khoảng 2//3 lượng đường mà cơ thể bạn cần mỗi ngày.

Đặc biệt, các mẹ bầu có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ phải tuân theo những hướng dẫn chặt chẽ của bác sĩ sản khoa về lượng đường an toàn có thể tiêu thụ cũng như lượng sôcôla an toàn mà bạn được phép ăn.

Cách lựa chọn sôcôla thông minh cho thai kỳ

Sôcôla đen

Sôcôla đen có chứa khoảng 600 hợp chất thiết yếu bao gồm flavonoid, magie, theobromine, và sắt. Các hợp chất flavonoid là những chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp tăng lượng vitamin C, hạ huyết áp và tăng cường chức năng tuần hoàn.

Vì vậy, sôcôla đen được coi là lựa chọn hoàn hảo cho thai kỳ, với mức khoảng 40 -60gam mỗi ngày, 4 – 5 lần mỗi tuần.

Sôcôla hữu cơ với lượng đường tối thiểu

Bạn nên lựa chọn sôcôla với lượng tối thiểu các chất làm ngọt hoặc đường trắng tinh luyện. Sôcôla hữu cơ có chứa ít những thành phần không cần thiết và những thanh sôcôla có chứa 65% cacao cũng là một lựa chọn tốt cho mẹ bầu..

Sôcôla sữa cho phụ nữ có thai?

Sôcôla sữa cung cấp cho bạn một lượng canxi và vitamin D cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển xương của thai nhi. Một cốc sôcôla sữa làm tại nhà có thể cung cấp cho bạn 285 mg canxi, rất cần thiết cho xương của bạn cũng như sự phát triển hệ thần kinh và xương của thai nhi.

Uống sôcôla sữa vừa phải là một cách tốt để bổ sung calo vào chế độ ăn, đặc biệt là khi bác sĩ khuyên bạn cần tăng cân. Một cốc sôcôla sữa làm tại nhà có thể giúp bạn bổ sung 200 calo và bạn nên sử dụng sữa gầy (sữa tách béo hoàn toàn) cung cấp ít năng lượng hơn so với sữa nguyên kem để pha sôcôla sữa. 

Tránh sử dụng bánh mousse sôcôla

Món bánh mousse sôcôla không được khuyến cáo cho phụ nữ có thai vì không tốt cho sức khỏe của thai nhi. Loại bánh này có chứa trứng sống, có thể gây ra các bệnh lí do nhiễm Listeria và Toxoplasma ở bà mẹ và có thể lây truyền sang cho thai nhi.

Những câu hỏi thường gặp

#1: Sôcôla nóng có an toàn cho phụ nữ có thai không?

Sôcôla nóng an toàn cho phụ nữ có thai vì chứa lượng caffein thấp, thường là 25 mg cho mỗi khẩu phần. Phụ nữ có thai có thể tiêu thụ dưới 200 mg caffein mỗi ngày, do đó, sôcôla nóng hoàn toàn lành mạnh nếu sử dụng một lượng vừa phải, khoảng 1 – 2 cốc mỗi ngày.

#2: Tại sao nhiều phụ nữ thèm sôcôla khi mang thai?

Nguyên nhân chính xác khiến phụ nữ cảm thấy thèm sôcôla khi mang thai chưa được biết rõ. Một số người cho rằng sự thiếu hụt các yếu tố như các chất chống oxy hóa và magie gây ra sự thèm muốn sôcôla. Một quan điềm khác cho rằng phụ nữ có thai muốn ăn sôcôla do sôcôla có ảnh hưởng đến não bộ và mang lại cảm giác hạnh phúc. Họ cũng cho rằng sự xuất hiện cảm giác thèm ăn sôcôla là do thay đổi hoóc-môn trong quá trình thai nghén.

Song theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí tâm lí học Frontiers, sự thèm muốn đơn giản là do tâm lí hơn là do những thay đổi sinh học. Đó là do phụ nữ nghĩ rằng họ có thể ăn bất cứ thực phẩm nào trong quá trình mang thai mà không phải lo lắng về việc thừa cân.

Nếu có cảm giác thèm ăn sôcôla, bà bầu có thể lựa chọn ăn sôcôla đen vì những lợi ích cho thai kỳ. Tuy nhiên hãy khống chế cảm giác thèm ăn để chỉ ăn với một lượng vừa phải

#3: Sự thèm ăn sôcôla khi mang thai có xác định giới tính thai nhi không?

Có nhiều người tin rằng thèm ăn sôcôla khi mang thai có thể do giới tính của thai nhi. Nếu một phụ nữ mang thai thèm ăn đồ ngọt như sôcôla, kẹo hoặc các sản phẩm từ sữa thì người ta tin rằng cô ấy sẽ sinh con gái. Tuy nhiên, không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này. Vì vậy, cho dù bạn thèm ăn sôcôla khi mang thai thì bạn vẫn có thể sinh con trai.

#4: Bạn có thể ăn bao nhiêu sôcôla khi mang thai?

Mỗi thai kì là khác nhau, vì vậy nhu cầu ăn uống của mỗi bà bầu cũng vậy. Lượng sôcôla mà bạn có thể tiêu thụ tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe chung của bạn. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, khoảng 40 -60 gam sôcôla đen mỗi ngày, 4-5 lần mỗi tuần là một lựa chọn thông minh cho thai kỳ khỏe mạnh.

#5: Có thể ăn sôcôla trắng khi mang thai không?

Sôcôla trắng có chứa lượng đường cao và không có caffein, do vậy bạn sẽ tránh được những nguy cơ do caffein mang đến nhưng lại phải đối mặt với nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Do vậy, hãy hạn chế tiêu thụ sôcôla trắng.

#6: Bạn có được những lợi ích gì khi ăn sôcôla đen trong 3 tháng đầu của thai kì?

Ăn sôcôla đen trong 3 tháng đầu thai kì có thể cung cấp cho thai nhi một số chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển như sắt, kẽm,vitamin K, vitamin D và canxi. Tuy nhiên, bạn nên cẩn trọng vì nếu tiêu thụ quá nhiều sôcôla có thể gây thừa cân.

#7: Sôcôla đen mang lại lợi ích trong 3 tháng giữa thai kì như thế nào?

Sôcôla đen có chứa magie, sắt, kali và canxi đều cần thiết cho bạn cũng như sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Bạn có thể an toàn khi ăn một lượng vừa phải sôcôla đen trong 3 tháng giữa thai kì.

#8: Phụ nữ có thai có thể ăn bánh kem sôcôla không?

Bạn có thể ăn bánh kem sôcôla nhưng nên ăn một lượng vừa phải vì chúng có chứa nhiều đường và chất béo.

PGs. Ts. Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm