Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hội chứng Down và bệnh suy giáp

Những người mắc hội chứng Down có nguy cơ cao tiến triển bệnh suy giáp.

Suy giáp là một rối loạn rất phổ biến ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, và thường xảy ra với 1 trên 4000 người. Tỷ lệ mắc bệnh suy giáp cao hơn ở những bệnh nhân Down. Có khoảng 13-55% bệnh nhân mắc hội chứng Down sẽ mắc suy giáp trong cuộc đời của họ.

Vẫn chưa rõ tại sao những người mắc bệnh Down tăng nguy cơ suy giáp. Tin tốt là bệnh suy giáp có thể  được điều trị sớm rất hiệu quả.

Tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, hình cánh bướm nằm ở vùng cổ, phía trước hầu. Tuyến giáp là một phần của hệ nội tiết. Trong khi chúng ta thường chỉ nghĩ hormone có liên quan đến dậy thì và giới tính, nhưng hormone còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể bao gồm chuyển hóa và năng lượng.

Suy giáp

Suy giáp là tình trạng do giảm lượng hormone tuyến giáp trong máu. Khi một người được chẩn đoán suy giáp, tuyến giáp của họ được cho là kém hoạt động- không sản xuất đủ hormone.

Triệu chứng của suy giáp tương tự với triệu chứng và đặc điểm của hội chứng Down, và việc phát hiện điểm khác giữa 2 chẩn đoán là rất khó. Triệu chứng của suy giáp bao gồm giảm tốc độ tăng trưởng, táo bón, mệt mỏi, giảm trương lực cơ và khô da, tóc- tất cả những điều có thể xuất hiện ở những người được chẩn đoán với hội chứng Down,

Hormone tuyến giáp

Hormone tuyến giáp- Thyroxine, xuất hiện trong cơ thể ở hai dạng T3 và T4. T4 là dạng phổ biến nhất trong máu, và được biến đổi thành T3 khi nó hoạt động trong cơ thể. Số lượng T4 được sản xuất ở tuyến giáp được điều chỉnh bởi hormone  kích thích tuyến giáp (TSH). TSH kích thích tuyến giáp sản xuất T4, sau đó biến đổi thành T3. Khi tuyến giáp giảm hoạt động, TSH sẽ sản xuất ra ít T4 hơn so với lượng cơ thể cần. Để sửa lỗi này, cơ thể bắt đầu sản xuất nhiều TSH hơn, để cố kích thích tuyến giáp sản xuất nhiều hormone. Vì vậy khi tuyến giáp giảm hoạt động, nồng độ T3 và T4 trong máu giảm và TSH tăng.

Chẩn đoán suy giáp ở bệnh nhân Down

Do những bệnh nhân Down tăng nguy cơ tiến triển suy giáp, nên họ thường được xét nghiệm máu định kỳ trong suốt cả đời

Hầu hết trẻ sơ sinh với hội chứng Down, được xét nghiệm suy giáp bẩm sinh khi sinh thông qua chương trình khám trẻ sơ sinh. Nếu trẻ sơ sinh dương tính, hoặc nếu bác sĩ thấy những dấu hiệu suy giáp khác ở trẻ, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để xác nhận chẩn đoán.

Khi trẻ lớn lên, trẻ tiếp tục được xét nghiệm suy giáp. Khuyến cáo cho thấy, tất cả trẻ sơ sinh mắc hội chứng Down nên được xét nghiệm nồng độ hormone tuyến giáp khi đủ 6 tháng, một tuổi và sau đó là mỗi năm một lần

Điều trị suy giáp

Suy giáp được điều trị bằng thay thế những hormone  tự nhiên  bằng hormone tổng hợp tên là levothyroxine. Levothyroxine là loại thuốc được uống mỗi ngày và sẽ phải uống suốt cuộc đời. Trẻ mắc bệnh suy giáp được điều trị levothyroxine dạng lỏng cho đến khi chúng có thể tự nuốt viên thuốc. Một khi một người bắt đầu điều trị, bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm soát lượng hormone và triệu chứng để đảm bảo họ nhận được đúng lượng levothyroxine.

Kết luận

Suy giáp có thể điều trị và thường gặp ở bệnh nhân Down. Do triệu chứng của suy giáp khá tiểm ẩn và trùng với triệu chứng của Down, tất cả những bệnh nhân Down được xét nghiệm máu để phát hiện suy giáp.

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm