Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cứu người từ 'rác thải y tế'

Thuật ngữ 'ghép tế bào gốc' đã dần trở nên quen thuộc trong việc điều trị những ca bệnh hiểm nghèo: ung thư máu, tan máu bẩm sinh...

Và thành công của kỹ thuật này đã mang lại niềm hạnh phúc vô bờ cho những người không may mắc bệnh hiểm nghèo.

Đặc biệt, 2 năm trở lại đây, cụm từ 'ngân hàng máu dây rốn cộng đồng' thường xuyên được nhắc đến. Bởi vì, ở ngân hàng này, người ta không bao giờ lo bị mất cắp, những thứ tồn tại nơi đây được coi như thứ tài sản vô giá - mang lại niềm hy vọng, sự sống cho nhiều người, thay đổi số phận của chính họ…

Cứu người từ 'rác thải y tế'

Dây rốn sau khi người mẹ sinh em bé xong sẽ được xổ ra và bỏ đi đồng thời được coi là một loại rác thải y tế. Thế nhưng, loại 'rác' này lại là phương thuốc kỳ diệu mang đến sự hồi sinh cho rất nhiều bệnh nhân bị các bệnh về máu ác tính.

Anh Nguyễn Hoàng Hải (27 tuổi, ở Nam Từ Liêm, Hà Nội) được chẩn đoán ung thư máu sau một đợt sốt kéo dài không rõ nguyên nhân. Tin dữ khiến cho Hải hoàn toàn tuyệt vọng, bởi lúc này anh mới 25 tuổi, lại đang là trụ cột gia đình, bố mất sớm, em gái tuổi nhỏ. Hải tìm đến Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương và được phát hiện ung thư máu.

Sau 3 tháng điều trị hóa chất, một tia hi vọng mới đã mở ra khi Hải được các bác sĩ chỉ định ghép tế bào gốc từ ngân hàng lưu máu dây rốn (MDR)cộng đồng không cùng huyết thống. Niềm vui, niềm hạnh phúc vỡ òa với Hải và gia đình, 1 năm sau ghép, Hải đã trở lại là cậu thanh niên hoạt bát, vui vẻ...

Không chỉ Hải mà rất nhiều bệnh nhân khác tưởng chừng tuyệt vọng vì căn bệnh ung thư quái ác đã được hồi sinh nhờ 'ngân hàng máu dây rốn cộng đồng'.

Kỹ thuật viên xử lý khối tế bào gốc máu dây rốn trong vô khuẩn.

Chia sẻ về mục đích của việc thành lập ngân hàng MDR cộng đồng, TS.BS. Trần Ngọc Quế - Phó Giám đốc Ngân hàng máu dây rốn cộng đồng, Viện Huyết học và Truyền máu TW cho biết, một người bị mắc bệnh ung thư về máu cũng có nghĩa là các tế bào gốc tạo máu không còn làm được chức năng tạo máu, bảo vệ cơ thể, vì thế, để điều trị một số bệnh ung thư, phải bắt buộc tìm tế bào gốc từ người khác.

Hiện tại ở Việt Nam, nguồn tế bào gốc chủ yếu lấy từ anh chị em ruột, tuy nhiên, trong nhóm này chỉ khoảng  25% phù hợp về chỉ số ghép, với những gia đình có đông anh em thì khoảng 30%. Điều này đồng nghĩa với việc khoảng 70-75% người bệnh sẽ không được tiếp cận với liệu pháp tế bào gốc.

Trên thế giới, họ có nguồn tế bào gốc từ người hiến cộng đồng và từ ngân hàng máu dây rốn. Tuy nhiên, chúng ta chưa xây dựng được nguồn tế bào gốc từ người hiến vì chi phí cao. Vì thế, Viện Huyết học và Truyền máu TW đã quyết tâm xây dựng ngân hàng MDR cộng đồng nhằm đáp ứng cho 70-75% số người có chỉ định ghép mà không có người cho cùng huyết thống phù hợp về chỉ số.

Mặt khác, nếu như ở ghép đồng loại từ người cho là anh chị em ruột thì chỉ số phù hợp (HLA - bạch cầu kháng nguyên) đòi hỏi phải cao hơn tức là 6/6 thì người được ghép MDR đòi hỏi sự phù hợp thấp hơn chỉ cần 4/6. Do đó, khả năng tìm kiếm cao hơn, cơ hội nhiều hơn.

Bên cạnh đó, MDR có sẵn lưu trữ, khi bệnh nhân cần, chỉ cần trong vòng 2 tuần lấy được, còn với người hiến thì phải 3 - 4 tháng sau mới tìm được người  cho phù hợp, nhưng đến thời điểm tìm được nguồn tế bào gốc hợp thì lại qua giai đoạn vàng để có thể ghép được cho bệnh nhân.

Ngoài ra, lấy MDR lưu giữ cộng đồng không ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ hay trẻ em. Vì thế, thành lập Ngân hàng máu dây rốn cộng đồng là phục vụ lợi ích cộng đồng và cộng đồng đều có thể sử dụng, tìm kiếm dễ dàng.

'Tài sản' quý của toàn xã hội

TS.BS. Trần Ngọc Quế cũng cho biết thêm, tính 'cộng đồng' thể hiện ở chỗ: tế bào gốc (TBG) là do tự nguyện hiến tặng, lưu trữ miễn phí và TBG tại Trung tâm TBG của Viện sẽ được sử dụng cho tất cả mọi người khi có yêu cầu. Viện Huyết học - Truyền máu TW đã liên kết với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để thu thập các mẫu máu dây rốn đạt tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng và số lượng. Các mẫu máu dây rốn này sẽ được xử lý và xét nghiệm HLA với độ phân giải cao.

Người bệnh khi có nhu cầu ghép tế bào gốc sẽ được đối chiếu HLA với các mẫu tế bào gốc đang được lưu trữ trong ngân hàng và chỉ phải trả chi phí (theo quy định của Nhà nước) khi tìm được mẫu phù hợp. Trong trường hợp cháu bé đã hiến máu dây rốn vì một lý do nào đó cần sử dụng tế bào gốc thì Viện sẽ sẵn sàng cung cấp tế bào gốc cho cháu miễn phí. Được biết, tại Việt Nam đã có rất nhiều ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn được thành lập, tuy nhiên,  những ngân hàng đó chủ yếu làm dịch vụ thương mại, không phục vụ lợi ích cộng đồng.

Để có được một đơn vị tế bào gốc phục vụ người bệnh, các kỹ thuật viên phải xử lý rất khéo léo, cẩn trọng, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chuyên tâm và an toàn tuyệt đối. Từ việc tư vấn cho các sản phụ đến chọn đối tượng phù hợp như chọn sản phụ có tiêu chuẩn tốt nhất để mình dự kiến lấy, quản lý thai nghén tư vấn cho sản phụ, tình trạng tiền sử bệnh tật của gia đình sản phụ đó…Sau đó tư vấn để họ đồng ý hiến tặng. Đến khi sinh thì sang lấy bao nhiêu máu dây rốn để có thể về gạn tách tế bào gốc.

Trong ghép tế bào gốc, quan trọng nhất là đủ lượng tế bào gốc, cho dù mẫu tế bào gốc phù hợp mà không đủ lượng thì cũng khó có thể sử dụng được. Để lấy tế bào gốc, các kỹ thuật viên phải áp dụng kỹ thuật xử lý bằng phương pháp để máu tự lắng, tách phần tế bào gốc, sau đó lại đưa vào máy ly tâm để tiếp tục tách tế bào gốc, nhờ đó mà chắt lọc được tối đa lượng tế bào gốc quý giá.

Trước đây, ở Việt Nam, tế bào gốc từ máu dây rốn chủ yếu chỉ đủ để ghép cho bệnh nhân nhi còn hiện nay, các mẫu tế bào gốc lưu trữ trong ngân hàng trung bình có đủ lượng để ghép cho người trưởng thành cân nặng khoảng 70kg. 

Về phương thức lưu trữ tế bào gốc: Do tế bào gốc phải luôn được bảo quản trong môi trường nitơ lỏng để duy trì nhiệt độ khoảng -196 độ C và nitơ lỏng cần thay thế theo định kỳ. Trải qua rất nhiều bước xử lý, cuối cùng, khối Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng được lưu trữ và bảo quản trong nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C trước khi đưa ra sử dụng.

Yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của một Ngân hàng tế bào gốc cộng đồng là hiệu suất sử dụng. Theo đó, hiện nay, tại Viện đã lưu giữ được 2.700 mẫu tế bào gốc và đã được làm các xét nghiệm HLA.

'Một mẫu tế bào gốc máu dây rốn mua tại Mỹ mất khoảng 50 nghìn đô (khoảng 1 tỷ đồng) nhưng cũng khó có khả năng phù hợp, vì với chủng tộc nào thì sẽ phù hợp với chủng tộc đó, chúng ta là người Việt Nam thì tỷ lệ phù hợp về chỉ số với cùng một dân tộc là rất cao', TS. Quế cho biết thêm.

Có thể nói, việc ra đời Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng có ý nghĩa nhân văn rất lớn. Ở đó, cả cộng đồng cùng chung tay hiến máu dây rốn và cả cộng đồng đều được sử dụng và Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng sẽ trở thành 'Tài sản chung của toàn xã hội'.

Tuệ Nguyên - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm