Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dị vật đường thở

Dị vật đường thở là cấp cứu Tai Mũi Họng, có thể gây tử vong. Thường xảy ra ở trẻ từ 3 tháng - 6 tuổi. Nguyên nhân hay gặp là các hạt trái cây, viên bi, hoặc sặc sữa, bột…

I. CHẨN ĐOÁN

1.Công việc chẩn đoán

a. Hỏi bệnh: hoàn cảnh xảy ra, loại dị vật, hội chứng xâm nhập.

b. Khám lâm sàng

Mức độ khó thở: ngừng thở, hôn mê, tím tái.

Khó thở vào, sử dụng cơ hô hấp phụ.

Nghe phế âm phổi hai bên.

c. Cận lâm sàng

X-quang phổi: tìm dị vật cản quang, xẹp phổi.

Nội soi khí phế quản tất cả các trường hợp có hội chứng xâm nhập.

2. Chẩn đoán nghi ngờ

Bệnh sử: xảy ra đột ngột, khi trẻ đang chơi với hạt hoặc vật nhỏ, hoặc đang ăn bú.

Lâm sàng: hội chứng xâm nhập hoặc khó thở thanh quản.

3. Chẩn đoán xác định

Hội chứng xâm nhập .

Nội soi: tìm thấy dị vật trong lòng khí phế quản.

4. Chẩn đoán phân biệt

Viêm thanh khí phế quản: có sốt, ho.

U nhú hoặc khối u thanh quản: khó thở thanh quản xuất hiện từ từ.

II. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

Lấy dị vât

Hỗ trợ hô hấp

Điều trị các biến chứng.

2. Xử lý ban đầu

Khi trẻ bị dị vật đường thở hoặc nghi ngờ dị vật đường thở:

a. Nếu trẻ không khó thở hoặc khó thở nhẹ: khó thở thanh quản độ I và IIA

Đừng can thiệp vì sẽ làm di chuyển dị vật, có thể khiến trẻ ngừng thở đột ngột. Trẻ cần được theo dõi sát và có sự giám sát của chuyên khoa Tai Mũi Họng, tốt nhất là để trẻ ở tư thế ngồi hoặc mẹ bế.

b. Nếu trẻ ngừng thở hoặc khó thở nặng: khó thở thanh quản độ IIB và III

Nếu trẻ ngừng thở hoặc khó thở nặng, tím tái, vật vã, hôn mê thì cần cấp cứu ngay. Tránh móc dị vật bằng tay.

Trẻ lớn: thủ thuật Heimlich

- Trẻ còn tỉnh: cấp cứu viên đứng phía sau hoặc quỳ tựa gối vào lưng trẻ (trẻ <7 tuổi). Vòng hai tay ngang thắt lưng. Đặt một nắm tay vùng thượng vị ngay dưới mũi kiếm xương ức, đặt bàn tay thứ hai chồng lên trên bàn tay thứ nhất. Ấn mạnh đột ngột và nhanh 5 lần, theo hướng trước ra sau và dưới lên trên.

- Trẻ hôn mê: đặt trẻ nằm ngửa, cấp cứu viên quỳ gối và đặt hai bàn tay chồng lên nhau ở vùng dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh đột ngột và nhanh 5 lần.
Trẻ sơ sinh và nhũ nhi: phương pháp vỗ lưng ấn ngực

- Đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên cánh tay. Dùng lòng bàn tay phải vỗ lưng 5 lần mạnh và nhanh ở vùng giữa hai xương bả vai. Sau đó lật ngửa trẻ, nếu còn khó thở thì dùng hai ngón tay ấn ngực 5 lần.

Vỗ lưng ấn ngực.

- Nếu trẻ ngừng thở thì phải thổi ngạt hoặc bóp bóng qua mask trước và trong khi làm thủ thuật Leimlich hoặc vỗ lưng ấn ngực. Trong trường hợp thất bại có thể lặp lại 6-10 lần các thủ thuật trên. Nếu vẫn thất bại thì dùng đèn soi thanh quản, nếu thấy dị vật thì dùng kìm Magill gắp ra hoặc mở khí quản, chọc kim xuyên màng giáp nhẫn hoặc đặt nội khí quả.

Kỹ thuật chọc kim xuyên màng nhẫn giáp

- Cho bệnh nhân nằm ngửa, kê gối dưới hai vai để đầu ngửa tốt.

Bàn tay (T) cố định khí quản bằng cách giữ chặt vùng nhẫn giáp và xác định màng giáp nhẫn.

- Bàn tay (P) cầm kim luồn số 14 đâm qua màng giáp nhẫn theo đường giữa ngay dưới sụn giáp, tạo một góc 450 hướng xuống phía chân.

- Rút nòng ra, nối kim luồn với đầu nối của ống nội khí quản số 3 và bóp giúp thở.

- Thường sau khi dị vật đượng tống ra, trẻ hết khó thở ngay. Tuy nhiên sau đó tất cả các trẻ này phải được khám chuyên khoa Tai Mũi Họng.

3. Soi gắp dị vật

Chỉ định: tất cả các trường hợp có hội chứng xâm nhập.

Kỹ thuật:

- Chuẩn bị: chuẩn bị trước dụng cụ soi, dụng cụ gắp dị vật. Nghiên cứu vị trí, có thể thử trước.

- Tiến hành: gây mê nội khí quản.

- Soi hạ họng với dụng cụ Mc Intosh. Thấy dị vật thì gắp ra ngay.

- Soi khí phế quản, dùng ống soi Wolf đưa vào thanh môn, tìm dị vật ở khí quản, phế quản gốc phải, phế quản gốc trái, phế quản thùy. Thấy dị vật thì gắp ngay.

- Sau đó soi kiểm tra lại, có thể còn dị vật thứ hai.

- Trường hợp khó, ngừng soi. Dùng kháng sinh, Corticoid. Soi lại ngày hôm sau.

Dùng kháng sinh dự phòng Cephalosporin thế hệ 1, dùng 1 liều trước soi và Dexamethasone 0,6 mg/kg TM 1 liều duy nhất.

Điều trị biến chứng:

- Tràn khí dưới da: rạch hay đâm kim dưới da.

- Tràn khí màng phổi: dẫn lưu màng phỏi.

- Áp xe trung thất: mở trung thất.

4. Theo dõi và tái khám

a. Theo dỗi độ khó thở bệnh nhân và các biến chứng sau soi như tràn khí dưới da, tràn khí trung thất.

b. Ra viện 1-2 ngày sau, khi triệu chứng đã ổn.

c.Tái khám: mỗi tuần cho đến khi ổn định.

Theo Bệnh lý Nhi khoa
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

Xem thêm