Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Siêu âm: những điều cần biết

Siêu âm là một kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng ngày càng rộng rãi. Vậy bạn có thực sự hiểu về siêu âm chưa?

Siêu âm: những điều cần biết

Siêu âm là một xét nghiệm y khoa sử dụng sóng âm với tần số cao để ghi lại những hình ảnh động bên trong cơ thể.

Kĩ thuật này cũng tương tự như sóng siêu âm và ra đa được sử dụng trong quân đội để phát hiện máy bay và tàu ngầm. Siêu âm cho phép bác sĩ quan sát được vấn đề của các cơ quan, mạch máu và các mô mà không cần mổ xẻ.

Không giống như các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, siêu âm không sử dụng phóng xạ. Vì vậy, nó là một phương pháp để quan sát sự phát triển của thai nhi trong thời kì mang thai.

Siêu âm được sử dụng khi nào?

Hẫu hết mọi người đều siêu âm khi mang thai. Nó có thể cung cấp cho những mẹ bầu hình ảnh đầu tiên về thai nhi. Tuy nhiên, phương pháp này còn được sử dụng với nhiều mục đích khác.

Bác sĩ có thể chỉ định siêu âm nếu bạn bị đau, phù hoặc có các triệu chứng khác đòi hỏi phải quan sát bên trong các cơ quan. Siêu âm có thể cung cấp các hình ảnh về:

  • Bàng quang
  • Não (ở trẻ sơ sinh)
  • Mắt
  • Túi mật
  • Gan
  • Thận
  • Buồng trứng
  • Tụy
  • Lách
  • Tuyến giáp
  • Tinh hoàn
  • Tử cung
  • Mạch máu

Siêu âm cũng là phương pháp hữu ích hỗ trợ phẫu thuật viên trong một số thủ thuật, ví dụ như sinh thiết.

Chuẩn bị

Các bước mà bạn cần chuẩn bị để siêu âm tùy thuộc vào khu vực hoặc cơ quan mà bạn cần thăm khám.

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhịn ăn 8-12 tiếng trước khi siêu âm, đặc biệt nếu bạn cần khám bụng. Thức ăn chưa được tiêu hóa có thể cản trở sóng âm, gây khó khăn cho bác sĩ lấy được hình ảnh rõ nét.

Ví dụ như khi siêu âm túi mật, gan, tụy hoặc lách, bạn có thể được yêu cầu không ăn chất béo vào buổi tối trước khi làm xét nghiệm và sau đó cho đến tận khi tiến hành thủ thuật. Tuy nhiên, bạn có thể uống nước và bất kì thuốc nào như hướng dẫn. Ở thăm khám khác, bạn có thể được yêu cầu uống nhiều nước và nhịn tiểu để làm đầy bàng quang và dễ quan sát hơn.

Hãy nói với bác sĩ về bất kì thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào mà bạn đã uống trước khi siêu âm.

Điều quan trọng là bạn cần làm theo hướng dẫn và hỏi bác sĩ bất kì câu hỏi nào mà bạn thấy phân vân trước khi làm.

Siêu âm có thể mang lại những nguy cơ rất nhỏ. Không giống như Xquang hoặc chụp cắt lớp vi tính, siêu âm không sử dụng phóng xạ. Do đó nó được sử dụng để đánh giá sự phát triển của thai nhi.

Quy trình

Trước khi thăm khám, bạn sẽ được thay sang quần áo viện và nằm trên bàn, bộc lộ phần cơ thể cần kiểm tra.

Bác sĩ sẽ bôi một lớp dầu bôi trơn lên da của bạn để giảm ma sát khi di chuyển đầu dò trên da và giúp lan truyền sóng âm.

Đầu dò phát sóng âm có tần số cao qua cơ thể của bạn. Sóng âm sẽ bị các tổ chức đặc như xương hoặc tạng cản lại một phần và phản xạ lại máy tính. Các sóng âm có tần số không nằm trong ngưỡng nghe của tai mà chúng tạo thành một hình ảnh được ghi lại trên máy và được giải thích bởi các bác sĩ.

Tùy thuộc vào khu vực được kiểm tra mà bạn có thể cần thay đổi vị trí để bác sĩ ghi lại được hình ảnh tốt nhất.

Sau khi siêu âm, gel trên da của bạn sẽ được lau sạch. Tổng thời gian siêu âm thường kéo dài dưới 30 phút, tùy thuộc vào khu vực được thăm khám. Bạn có thể hoạt động bình thường ngay sau khi kết thúc quy trình.

Theo dõi

Sau khi siêu âm, bác sĩ sẽ quan sát hình ảnh và kiểm tra bất kì bất thường nào. Họ sẽ thảo luận với bạn về kết quả hoặc hẹn lịch khám tiếp theo. Nếu phát hiện bất kì bất thường nào trên siêu âm, bạn có thể cần làm thêm các kĩ thuật chẩn đoán khác, ví dụ như chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ hoặc sinh thiết, tùy vào khu vực thăm khám. Nếu bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán xác định dựa trên kết quả siêu âm thì bạn sẽ bắt đầu được điều trị.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Siêu âm tuyến giáp

 

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm