Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sẩy thai: dấu hiệu, nguyên nhân và phương hướng điều trị - phần 2

Bài viết tiếp theo về chủ đề sẩy thai: dấu hiệu, nguyên nhân và phương hướng điều trị

Sẩy thai: dấu hiệu, nguyên nhân và phương hướng điều trị (phần 2)

4. Làm gì khi nghi ngờ mình bị sẩy thai:

Nếu bạn phát hiện hoặc nhận ra dấu hiệu nào như chảy máu hoặc cơn co thắt trong suốt quá trình mang thai, hãy đi khám ngay. Bác sẽ khám và tìm hiểu xem máu ra từ đâu, có phải từ cổ tử cung hay không và kiểm tra tử cung cho bạn. Bạn cũng có thể được làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormon mang thai hCG và kiểm tra này sẽ được liên tục trong vòng 2 đến 3 ngày để xem nồng độ này có tăng như mong đợi không.

Nếu bạn bị ra máu hoặc có cơn co thắt và nếu bác sĩ có nghi ngờ thậm chí chỉ là một chút rằng bạn chửa ngoài tử cung, bạn sẽ được chỉ định làm siêu âm ngay lập tức. Nếu bạn không thấy có dấu hiệu bất thường nào ngoài việc tiếp tục ra máu sau đó, bạn sẽ được làm siêu âm lại ở tuần thứ 7 thai kì.

Ở thời điểm này, nếu bác sĩ chuyên khoa thấy được tim thai bình thường, thì thai nhi của bạn có thể sống được và nguy cơ sẩy thai đã được giảm xuống rất nhiều, nhưng nếu bạn vẫn tiếp tục ra máu, bạn sẽ phải đi làm lại siêu âm. Nếu bác sĩ xác định rằng thai có kích thước bình thường nhưng không có tim thai, có nghĩa la bạn đã bị sẩy thai, hay thai không sống được.

Nếu kích thước thai nhỏ hơn mong đợi, và không nghe được tim thai thì có thể chỉ có nghĩa là bạn đã tính sai ngày mang thai và thai nhi chưa đủ ngày như bạn nghĩ. Phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bạn sẽ phải làm lại siêu âm trong vòng 1 đến 2 tuần sau đó và một số xét nghiệm máu để đi đến chẩn đoán cuối cùng.

Nếu bạn đang ở 3 tháng giữa thai kì, và kết quả siêu âm cho thấy cổ tử cung ngắn hoặc mở, bác sĩ có thể sẽ cho bạn làm một thủ thuật gọi là khâu cổ tử cung, tức là đóng cổ tử cung lại để bảo vệ bạn khỏi bị sẩy thai hoặc sinh non (trong trường hợp kết quả siêu âm cho thấy thai nhi bình thường và không có dấu hiệu của nhiễm trùng trong tử cung). Thủ thuật này tất nhiên tồn tại những yếu tố nguy cơ nhất định, và không phải ai đủ điều kiện để được làm.

Nếu bạn đang có dấu hiệu cho thấy có thể sẩy thai, bác sĩ sẽ bảo bạn nghỉ ngơi nhiều tại giường để làm giảm nguy cơ sẩy thai, tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh điều đó. Bạn cũng sẽ được khuyên không quan hệ tình dục nếu ra máu và co thắt tử cung. Quan hệ tình dục không làm sẩy thai, tuy nhiên nếu bạn có những dấu hiệu này thì bạn nên kiêng.

Bạn có thể bị ra máu nhẹ và co thắt tử cung trong vài tuần. Trong trường hợp này, sử dụng băng vệ sinh (không dùng tampon) và uống thuốc giảm đau acetaminophen sẽ làm cho bạn dễ chịu phần nào . Nếu bạn đang bị sẩy thai, các triệu chứng ra máu và co thắt tử cung sẽ ngày càng tồi tệ và cuối cùng bạn sẽ tống những '' sản phẩm của quá trình thụ thai'' ra ngoài. Thường nhau thai và phôi thai sẽ có màu xám nhẹ và có thể có thể có đốm máu.

 Nếu có thể, hãy bỏ những mô này vào trong dụng cụ sạch và đưa cho bác sĩ sản của bạn. Bác sĩ có thể sẽ muốn kiểm tra lại hoặc gửi đến phòng xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân bạn sẩy thai. Trong đa số, nhiều khả năng bác sĩ sẽ muốn gặp bạn trong thời điểm này, vì vậy hãy liên lạc và  nói lại những gì đã xảy ra.

 5. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn chưa tống được những mô này ra ngoài?

Có nhiều cách để giải quyết vấn đề này, nhưng tốt hơn hết là hãy thảo luận với bác sĩ để biết được ưu nhược điểm của từng phương pháp. Có thể bạn sẽ chọn chờ đợi cho đến lúc nó tự ra ngoài nếu bác sĩ sau khi kiểm tra cho bạn nói rằng sức khỏe của bạn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. ( Hơn một nửa phụ nữ tống ra tự nhiên trong vòng một tuần sau khi biết thai nhi không còn). Hoặc cũng có thể bạn sẽ chờ một khoảng thời gian ngắn xem chuyện gì xảy ra trước khi tiến hành thủ thuật bỏ thai.

Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng thuốc để thúc đẩy nhanh quá trình này, tuy nhiên nhược điểm của thuốc đó là nó có các tác dụng phụ như nôn, buồn nôn và tiêu chảy. Nếu bạn chọn cách chờ để cơ thể tự đẩy ra hoặc uống thuốc để kích thích, thì vẫn có nguy cơ phải tiến hành thủ thuật mới đẩy hết ra ngoài được.

Mặt khác, nếu bạn cảm thấy cả thể chất và tinh thần đều mệt mỏi, có thể bạn sẽ chọn làm thủ thuật nạo thai để loại bỏ.

Trong trường hợp bạn gặp phải vấn đề như ra máu hoặc dấu hiệu nhiễm trùng làm cho nguy cơ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe tăng lên, bạn phải loại bỏ thai ngay lập tức. Bác sĩ của bạn sẽ khuyên bạn nên làm thủ thuật nếu đây là lần thứ 2 hoặc 3 bạn sẩy thai liên tiếp, để mô thai được kiểm tra để tìm xem có nguyên nhân do gen hay không.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Lưu ý hữu ích về mang thai sau khi sảy thai

CTV Mai Mai - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Babycenter
Bình luận
Tin mới
Xem thêm