Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sàng lọc virus varicella-zoster khi mang thai

Virus varicella-zoster (VZV) là một loại virus thuộc họ herpes, có thể gây bệnh thủy đậu và zona. VZV không thể sống, sinh sôi và gây bệnh ở bất cứ đâu trừ cơ thể người. Phụ nữ có thai bị nhiễm thủy đậu có thể gây nhiều biến chứng phức tạp. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Virus varicella-zoster (VZV) có khả năng lây nhiễm cao từ người này sang người khác. Virus có thể lây truyền trực tiếp từ người bị bệnh sang người lành qua chất tiết đường hô hấp như các giọt bắn nhỏ khi người bệnh ho, hắt hơi.

Những phụ nữ mang thai đã bị bệnh hoặc nhiễm virus hoặc tiêm phòng trước đó sẽ có miễn dịch. Tuy nhiên, những người chưa bao giờ nhiễm bệnh hay tiêm phòng sẽ không có miễn dịch với virus, do vậy sẽ có nguy cơ cao bị các biến chứng nếu nhiễm VZV trong thời kỳ mang thai.

Virus này có thể gây ra nhiều dị tật bẩm sinh, vì vậy, các bác sĩ thường chỉ định làm các xét nghiệm máu để sàng lọc nhiễm VZV ở những phụ nữ mang thai nghi ngờ mắc bệnh hoặc chưa có miễn dịch với virus. Các xét nghiệm này thường được thực hiện trước khi mang thai hoặc giai đoạn đầu của thai kì. Việc xét nghiệm sàng lọc được thực hiện sớm sẽ giúp điều trị kịp thời, hạn chế mức độ nặng và biến chứng của bệnh.

Một virus nhưng gây ra 2 loại nhiễm trùng

VZV có thể gây ra thủy đậu và zona.

Bệnh thủy đậu thường xảy ra ở trẻ nhỏ, gây ngứa, ban đỏ dạng mụn nước trên da. Bạn có thể chỉ bị thủy đậu một lần do cơ thể sẽ sản xuất ra các kháng thể chống lại virus. 

Tuy nhiên, sau lần bị thủy đậu, những virus này có thể vẫn còn tồn tại trong cơ thể và tái hoạt động một số lần sau đó, gây ra bệnh zona. Bệnh zona thường gây đau và nổi mụn nước nhưng ít nghiêm trọng cho bản thân người đó so với thủy đậu, bởi cơ thể đã có các kháng thể chống lại virus. Nhưng nếu một ai đó chưa từng bị thủy đậu mà tiếp xúc với dịch tiết ở các nốt bọng nước zona, họ có thể bị thủy đậu thay vì bị zona.

Triệu chứng

Biểu hiện của bệnh Thủy đậu

Thời kì ủ bệnh của VZV từ 10-14 ngày.

Triệu chứng thường gặp là xuất hiện các chấm nhỏ, màu đỏ. Các chấm này lớn dần lên và chứa đầy dịch, lúc đầu dịch thường có màu trong, sau đó chuyển sang đục (nếu bị nhiễm trùng) hoặc có máu (nếu có xuất huyết), sau đó vỡ ra và để lại vảy cứng. Mụn nước thường bắt đầu trên mặt hoặc thân mình và nhanh chóng lan đến cánh tay và chân. 

Các triệu chứng khác của bệnh bao gồm sốt, mệt mỏi, và đau đầu.

Những người bị thủy đậu bắt đầu có khả năng lây nhiễm cho người khác khoảng 1-2 ngày trước khi mụn nước xuất hiện và kéo dài cho đến khi tất cả các mụn nước đã được hình thành và đóng vảy.

Có thể mất 2 tuần hoặc lâu hơn cho những vết loét biến mất.

Biểu hiện của Zona

Nếu virus tái hoạt động thì có thể gây ra zona. Bệnh biểu hiện bằng các mụn nước đỏ và đau, mọc thành chùm ở một bên thân mình. Mụn nước thường xuất hiện sau khi phát ban 1-5 ngày. Bạn có thể cảm thấy ngứa, tê bì, đau rát và rất nhạy cảm ở vùng tổn thương.

Những triệu chứng khác của zona bao gồm:

  • Sốt
  • Cảm giác khó chịu, bứt rứt
  • Đau cơ
  • Đau đầu
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Nôn nao, khó chịu ở dạ dày

Nguy cơ của nhiễm VZV khi mang thai

Phụ nữ từng bị nhiễm thủy đậu trước khi mang thai hoặc đã được tiêm phòng bệnh thủy đậu sẽ có kháng thể chống lại VRV, do vậy có miễn dịch với bệnh . Vì vậy khi mang thai, những phụ nữ này sẽ không lo ngại về biến chứng của bệnh với bản thân họ và thai nhi.
Những phụ nữ mang thai chưa có kháng thể chống VZV trong người (chưa bao giờ mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng thủy đậu) sẽ có nguy cơ bị biến chứng khi nhiễm thủy đậu. Khoảng 10-20% các trường hợp thai phụ nhiễm thủy đậu sẽ bị viêm phổi và nguy cơ tử vong ở những người này lên tới 40%, theo một số nghiên cứu. Một tỉ lệ nhỏ thai phụ nhiễm thủy đậu có thể bị viêm não. 

Phụ nữ có thai nếu nhiễm thủy đậu nguyên phát khi mang thai (chưa bao giờ mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng thủy đậu) có thể lây truyền thủy đậu cho con của họ qua nhau thai. Nguy cơ của đứa trẻ tùy thuộc vào thời gian nhiễm bệnh của người mẹ:

  • Nếu mẹ bị nhiễm virus trong 12 tuần đầu tiên của thai kì, đặc biệt là trong tuần 8  đến 12, khoảng 0,5 - 1,0% trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh hiếm gặp gọi là hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là: sẹo ở da, tật đầu nhỏ, bệnh lý võng mạc, đục thủy tinh thể, nhẹ cân, chi ngắn, chậm phát triển tâm thần.
  • Nếu mẹ bị nhiễm virus trong 3 tháng giữa của thai kỳ, đặc biệt là tuần thai từ 13 đến 20, tỉ lệ trẻ sinh ra bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh tăng lên mức 2%.
  • Nếu người mẹ nhiễm bệnh trong vòng 5 ngày trước sinh và 2 ngày sau sinh, bé sơ sinh dễ bị bệnh thủy đậu bẩm sinh do mẹ chưa có đủ thời gian tạo kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Tỉ lệ tử vong bé sơ sinh lúc này có thể lên đến 25 - 30% số trường hợp bị nhiễm. 

Bởi vì những nguy cơ trên, việc hạn chế tối thiểu nguy cơ nhiễm trùng VZV khi mang thai là hết sức cần thiết. Bạn có thể cần được sàng lọc VZV khi mang thai.

Nếu bạn phơi nhiễm với virus khi mang thai và chưa có miễn dịch trước đó, bạn cần đến bác sĩ ngay lập tức. Bác sỹ có thể tiêm cho bạn globulin miễn dịch với VZV  là VZIG trong đó chứa kháng thể chống lại virus. Nếu bạn được tiêm trong vòng 10 ngày sau khi bị phơi nhiễm, bạn có thể phòng được thủy đậu hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, giảm nguy cơ biến chứng cho cả bạn và thai nhi.

Tuy nhiên bạn cần nhớ VZIG KHÔNG phòng ngừa được nhiễm trùng bào thai, hội chứng thủy đậu bẩm sinh và cả bệnh thủy đậu bẩm sinh. Đối với trẻ sơ sinh, để dự phòng biến chứng cần phải tiêm VZIG cho trẻ sơ sinh khi bị mắc thủy đậu bẩm sinh.

Cách xử trí khi thai phụ bệnh thủy đậu

Thai phụ cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa, nếu sốt có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol. Giữ vệ sinh thân thể, tránh làm vỡ những bóng nước vì có nguy cơ bội nhiễm. 

Đối với thai phụ nhiễm bệnh thủy đậu diễn tiến nặng có nguy cơ viêm phổi nên được điều trị kịp thời trong bệnh viện và có thể được dùng Acyclovir đường tĩnh mạch để giảm nguy cơ cho cả mẹ và thai. Acyclovir có vai trò ức chế sự phát triển của virus nên ức chế sự phát triển của bệnh.

Phòng bệnh

Hãy hỏi bác sĩ về việc tiêm vắc xin phòng thủy đậu nếu bạn có ý định mang thai mà chưa từng bị thủy đậu hay chưa tiêm chủng trước đó.

Tuân thủ theo đứng hướng dẫn của bác sỹ về thời gian tiêm phòng thủy đậu. Phải đảm bảo chắc chắn mũi vắc xin thứ hai phải được tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng.

Nếu bạn không chắc chắn mình đã có miễn dịch với thủy đậu chưa, hãy nói với bác sỹ để bác sỹ có thể cho bạn làm xét nghiệm máu để xác định lượng kháng thể của bạn với virus.

Điều quan trọng khi bạn dự định có thai hoặc đang mang thai là cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với những người đang bị thủy đậu. Nếu bạn sống trong vùng đang có dịch thủy đậu, hãy hạn chế tiếp xúc ở những nơi đông người, đặc biệt là ở nhà trẻ hoặc trường học, nơi có nhiều trẻ em mắc bệnh.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sàng lọc trước sinh
Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm