Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn, phụ gia giả: Xử lý hình sự ở mức nào?

Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực ngày 1/7/2016 đã thắt chặt chế tài xử phạt các tội danh liên quan đến vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) nói chung và sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm và phụ gia thực phẩm nói riêng. Những quy định mới này sẽ giúp cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ hơn bằng xử lý hình sự các đối tượng vi phạm.

Đối tượng làm hàng giả luôn tìm kẽ hở pháp lý,...

Tình trạng vi phạm ATVSTP nói chung đã trở thành một vấn nạn gây nhức nhối xã hội. Người tiêu dùng luôn có tâm lý e ngại khi mua một loại thực phẩm nào đó ngoài chợ hay các cửa hàng nhỏ lẻ, bởi rất khó có câu trả lời chắc chắn rằng những thực phẩm này có thực sự sạch hay không; có “dính” hóa chất độc hại hay không và có an toàn cho sức khỏe khi sử dụng? Nỗi lo lại tăng lên khi thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện nhiều vụ sản xuất, buôn bán hàng giả là các loại thực phẩm như rượu, bia, nước giải khát, bánh, kẹo, nước chấm; phụ gia thực phẩm giả như bột ngọt,... Các sản phẩm giả này luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây hại sức khỏe do chúng thường được làm từ nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng, những chất cấm sử dụng... và lén lút sản xuất tại những nơi không đảm bảo vệ sinh.

Lực lượng chức năng thu giữ nhiều sản phẩm bột ngọt giả.

Câu hỏi mà rất nhiều người tiêu dùng băn khoăn là tại sao các đối tượng làm hàng giả lại có thể hoành hành như vậy? Thực ra, Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã có những quy định xử phạt các tội phạm có liên quan đến ATTP như tội sản xuất, buôn bán hàng giả và lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh,... Tuy nhiên, thực tế trong xử lý các vi phạm đó thường chỉ dừng ở mức độ xử phạt hành chính, khó có thể xử lý hình sự. Ví dụ, theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự thì chỉ khi nào người tiêu dùng do sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh..., mà bị chết hoặc bị thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe, thì những người chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mới bị xử lý hình sự. Do quy định cũ chưa cụ thể nên để xử lý được thì cần phải chứng minh được họ đã biết rõ thực phẩm đó là không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Hoặc như trường hợp sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm giả phổ biến như bột ngọt, mặc dù có những vụ sản xuất, buôn bán hàng giả bột ngọt lớn, nhưng vẫn khó xử lý hình sự vì theo Điều luật 157 Bộ luật Hình sự hiện hành thì chỉ có quy định xử lý vi phạm đối với các đối tượng sản xuất kinh doanh hàng giả là lương thực, thực phẩm và thuốc, còn phụ gia thực phẩm như chất tạo màu, hương liệu, điều vị, tạo vị..., thì chưa được quy định.

Như vậy, đối tượng làm hàng giả luôn luôn lợi dụng kẽ hở trong các quy định pháp luật để trục lợi và né tránh hành vi vi phạm của mình. Rõ ràng, xử lý chưa đủ răn đe, chưa thực sự mạnh là một lý do chính khiến các đối tượng sản xuất, tiêu thụ thực phẩm bẩn, phụ gia giả vẫn liều lĩnh “đầu độc” cộng đồng ngày càng tinh vi và phức tạp hơn.

Từ 1/7: sản xuất, buôn bán thực phẩm bẩn, phụ gia giả có thể bị tù chung thân

Tại Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội đã thông qua Bộ luật Hình sự (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành hơn 84%, bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.Theo đó, rất nhiều các điều luật đã được chỉnh sửa, bổ sung chặt chẽ hơn và cụ thể hóa các hành vi vi phạm để không bỏ lọt tội phạm. Trong số đó, Điều luật 193 đã quy định một cách rất chi tiết và khung hình phạt tăng nặng hơn đối với tội danh sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm và phụ gia thực phẩm.

Đặc biệt, điều luật này đã bổ sung quy định xử lý hình sự các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm, một tội danh mà trước đây thường chỉ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, bất kỳ tội sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm theo danh mục do Bộ Y tế quy định như các chất tạo hương (hương liệu), hoặc tạo vị (điều vị) như bột ngọt (mì chính),... thì đều bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm; hơn nữa tùy theo từng trường hợp vi phạm cụ thể, khung hình phạt có thể tăng nặng lên từ 5-10 năm, 10-15 năm, 15-20 năm và cao nhất là mức án tù chung thân. Không những vậy, Bộ luật Hình sự mới tại Điều 76 vi phạm, trong đó pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm Điều 193 về sản xuất, buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm thì mức xử phạt thấp nhất là 1 tỷ đồng và cao nhất đến 18 tỷ đồng, hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm.

Có thể thấy rằng, trước khi có điều luật này, việc kinh doanh phụ gia thực phẩm giả xuất hiện khá nhiều trên thị trường. Dịp trước Tết, lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ đối tượng làm hàng giả cùng tang vật là bột ngọt nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng và in giả bao bì để đóng gói, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng như các vụ sản xuất buôn bán thực phẩm bẩn, phụ gia giả trước đây, cơ quan chức năng chỉ xử phạt hành chính nên chưa đủ sức răn đe đối với những đối tượng này. Tới đây, khi Luật Hình sự chính thức có hiệu lực, với khung hình phạt mới, các cơ quan chức năng có chế tài xử lý hình sự các đối tượng sản xuất buôn bán phụ gia thực phẩm giả, ngăn chặn những nguy cơ gây hại đến sức khỏe cho người dân và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như giúp những nhà sản xuất kinh doanh chân chính bảo vệ được thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trong lộ trình hội nhập khu vực và thế giới như hiện nay.

Luật sư Đặng Văn Sơn - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm