Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ruồi đậu lên bánh và bạn tiếp tục ăn? Tin tôi đi bạn sẽ không bao giờ dám làm điều đó nữa

Khi ruồi đậu lên thức ăn, đa số chúng ta có thói quen xua nó đi rồi... ăn tiếp. Nhưng thực ra, đó lại là hành động sai lầm nhất cuộc đời bạn.

Ruồi đậu lên bánh và bạn tiếp tục ăn? Tin tôi đi bạn sẽ không bao giờ dám làm điều đó nữa

Mùa hè nóng nức đã về, cũng là lúc những sinh vật khó chịu nhất trên đời bắt đầu sinh sôi. Đó chính là lũ ruồi.

Cùng với muỗi, ruồi là loài côn trùng bị ghét nhất. Chúng bay lởn vởn xung quanh, lại được tạo hóa ban tặng một tốc độ lên đến tầm... ánh sáng, khiến ta chẳng thể làm được gì. Quan trọng hơn, lũ ruồi rất thích bâu vào những đĩa thức ăn thơm ngon mà bạn chuẩn bị cho hết vào dạ dày.

Và câu hỏi đây: Khi ruồi bâu vào đồ ăn, bạn sẽ làm gì? Đa số chúng ta sẽ chỉ xua chúng đi rồi... ăn tiếp. Tuy nhiên, nếu như biết được chúng đã làm gì chỉ trong khoảnh khắc đậu lên thức ăn, bạn sẽ thấy ăn tiếp là hành động sai lầm nhất cuộc đời của bạn.

Tại sao ư? Vì bản thân loài ruồi có chứa ít nhất 200 loại vi khuẩn có hại, với số lượng thậm chí là gấp 10 lần loài gián. Lượng vi khuẩn này xuất phát từ những thứ ruồi thường bâu vào, bao gồm rác, thực phẩm ôi thiu hôi thối, và... phân động vật.

Bạn biết không, trên các chi của ruồi có hàng ngàn sợi lông siêu nhỏ. Điều này dẫn đến chuyện chỉ cần một thoáng tiếp xúc, gần như toàn bộ số vi khuẩn trên đã lây lan sang đồ ăn của bạn.

"Ruồi chỉ cần vài giây tiếp xúc với thực phẩm là đủ để số vi khuẩn đến từ những thứ kinh khủng nhất trên đời chuyển sang món đồ bạn chuẩn bị ăn." - Ron Harrison, nhà côn trùng học tại Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Orkin cho biết.

"Trong số các vi khuẩn chuyển sang có cả những mầm bệnh nguy hiểm như tả, kiết lỵ, thương hàn... Vậy nên, có lẽ bạn cần suy nghĩ lại về việc tiếp tục ăn thứ đã được lũ ruồi đụng vào."

Chưa kể, vi khuẩn không phải là thứ duy nhất lũ ruồi chuyển qua. Harrison cho biết, chỉ trong khoảnh khắc ruồi đụng vào thức ăn, chúng... nôn lên đó. Nguyên do là vì ruồi không thể nhai, nên chúng nôn ra một loại enzyme tiêu hóa đặc biệt, giúp phân hủy thức ăn để dễ dàng tiêu hóa hơn.

Hành động này là một tập tính thuần tự nhiên của loài ruồi, nhưng liệu bạn có muốn ăn những chất được "chớ" ra của sinh vật kinh dị nhất hành tinh không? Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời!
Theo Khoa học TV/Kênh 14
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm