Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rối loạn chức năng đại tràng

Rối loạn chức năng đại tràng là một thể bệnh trong nhóm bệnh đại tràng. Còn được gọi là hội chứng ruột kích thích, rối loạn đại tràng, viêm đại tràng co thắt,

Rối loạn chức năng đại tràng

Thế nào là rối loạn chức năng đại tràng?

Bệnh rối loạn chứng năng đại tràng được chia 2 nhóm: nhóm thứ phát và nhóm nguyên phát. Trong đó, nhóm có nguyên nhân gọi là bệnh rối loạn chức năng đại tràng thứ phát và nhóm không có nguyên nhân gọi là rối loạn chức năng đại tràng nguyên phát.

Các triệu chứng của bệnh thông thường là đau bụng quặn, rối loạn đi cầu (phân lỏng hoặc táo bón, thất thường), chướng bụng, đầy bụng, phân có thể có nhầy mũi, tổng trạng chung bình thường.

Bệnh rối loạn chức năng đại tràng thứ phát

Nguyên nhân của bệnh rối loạn đại tràng thứ phát là do những nguyên nhân ở ngoài đại tràng gây ra. Nó có biểu hiện là những rối loạn chức năng đại tràng như đau bụng, đi lỏng, táo bón, đầy hơi.

Nếu loại trừ được các nguyên nhân đó, hoạt động đại tràng sẽ trở lại bình thường. Các nguyên nhân có thể là: bệnh đường ruột ngoài đại tràng, nguyên nhân do thần kinh, do bệnh lý chuyển hóa, nội tiết, do thuốc men, do độc tố.

Bệnh đường ruột ngoài đại tràng: do ăn uống (ăn nhiều, uống quá nhiều nước hoặc uống quá ít nước, ăn không đủ chất, thiếu chất xơ, ăn nhiều gia vị, uống nhiều bia rượu…), do dạ dày (cắt dạ dày một phần hoặc toàn phần, dạ dày vô toan hoặc giảm toan trong viêm teo dạ dày, dạ dày tăng toan…), do bệnh gan mật (viêm gan ứ mật, mổ cắt túi mật), bệnh ở tụy (viêm tụy mãn, một số khối u tụy gây rối loạn tiết men tụy)…

Bệnh đại tràng do thần kinh: phụ nữ có kinh bị đi lỏng vài ngày, người mắc bệnh ở tuyến tiền liệt, túi tinh, niệu đạo, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương cột sống, bệnh tâm thần kinh…

Bệnh rối loạn đại tràng do chuyển hóa nội tiết : do bệnh tuyến giáp, tiểu đường, tăng acid uric máu.

Do thuốc: thuốc kháng sinh gây đi lỏng, các thuốc chống trầm cảm gây táo bón, nhiễm độc muối vàng, thủy ngân gây đi lỏng…

(2) Bệnh rối loạn chức năng đại tràng nguyên phát

Với trường hợp bệnh này thường không tìm thấy nguyên nhân cụ thể, chẩn đoán bệnh khi đã loại trừ các thương tổn thực thể ở đại tràng. Hiện nay người ta thường gọi là hội chứng ruột kích thích.

Làm gì khi bị rối loạn chức năng đại tràng?

Sau đây là một số lời khuyên hữu ích giúp cho các bệnh nhân bị rối loạn đại tràng cải thiện được căn bệnh của mình:

Thay đổi chế độ ăn uống

Một đặc điểm hết sức chú ý của căn bệnh tiêu hóa này là phải tự xây dựng một chế độ ăn uống thật khoa học. Ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân chính làm tăng nặng triệu chứng của bệnh, vì vậy người bệnh nên có một quyển sổ nhỏ ghi lại những thực phẩm ăn vào gây kích thích đường ruột dẫn đến đi ngoài ngay. Thực tế cho thấy, có những người không thể ăn được rau sống hoặc cứ uống sữa là đau bụng đi ngoài…

Người bị rối loạn đại tràng nên kiêng hẳn rượu bia, thuốc lá, cafe, chè đặc…

Hạn chế các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như: đồ ăn tanh, sống, tái, thức ăn để nhiều ngày trong tủ lạnh, hàng quán đi rong…

Khi đã bị chướng bụng, đầy hơi thì không nên ăn bắp cải, rau cải, khoai, sắn, dưa chuột, hành tây; các thực phẩm ngọt như: bánh kẹo, bơ sữa, các đồ uống có gas.

Khi đang bị đi ngoài nên kiêng các món ăn nhiều dầu mỡ, nên ăn luộc để tránh gây bệnh nặng thêm.

Khi bị táo bón nên ăn lượng nhiều rau xanh hơn trong các bữa ăn, uống nước cam và tăng cường uống nhiều nước (đảm bảo 1,5 - 2 lít nước/ngày).

Rối loạn đại tràng là một bệnh chiếm tỷ lệ lớn trong các bệnh lý đường tiêu hóa và là căn bệnh phổ biến trong nhân dân. Để phòng tránh và hạn chế bệnh này, người bệnh nên ăn uống điều độ, cần chia nhỏ bữa ăn thay vì ăn 3 bữa trong ngày, không nên ăn no trong một bữa. Ngoài ra, luôn giữ ấm bụng, đêm ngủ nên đắp chăn mỏng lên bụng hoặc tập xoa bụng để luyện thói quen đại tiện đúng giờ, đều đặn.

Sống lạc quan, vui vẻ

Bệnh rối loạn chức năng đại tràng do đường ruột rất nhạy cảm nên dễ bị kích thích làm co thắt gây đau bụng, đi ngoài, đặc biệt là khi người bệnh bị căng thẳng thần kinh, lo lắng hoặc mất ngủ. Vì vậy, người bệnh cần ngủ đúng giờ, tránh những công việc quá áp lực và giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan, sống vui vẻ, tích cực. Một số người bệnh thường xuyên rèn luyện sức khỏe bằng các môn thể dục phù hợp hoặc đi bộ, tập yoga, khí công, dưỡng sinh… giúp cân bằng cơ thể và có công dụng hạn chế tái phát bệnh.

Rối loạn chức năng đại tràng có thể giảm triệu chứng khi dùng thuốc nhưng rất dễ tái phát nếu chúng ta ăn uống không kiêng khem, thiếu khoa học…

Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm