Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rối loạn cảm xúc do áp lực thi cử con số đáng báo động

Thi cử đã trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với nhiều học sinh, tâm lý ganh đua điểm số chịu áp lực của gia đình thầy cô, học tập nặng nề cùng với việc phải thức khuya, dậy sớm, học thêm khiến nhiều học sinh luôn rơi vào trạng thái stress đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… thậm chí mắc các chứng bệnh về tâm thần.

Rối loạn cảm xúc do áp lực thi cử con số đáng báo động

Một nghiên cứu xã hội học cho thấy có đến 15% số các học trò có các biểu hiện rối loạn về cảm xúc cần được tư vấn và điều trị. Mới đây một nghiên cứu của các nhà tâm thần trên 5 trường học lớn tại Hà Nội, tỷ lệ trẻ có nguy cơ rối loạn cảm xúc là 5%, trong đó 2% số học sinh cần điều trị tại các cơ sở y tế. Đây là những con số đáng báo động về tình trạng rối loạn cảm xúcloạn thần do áp lực thi cử tuổi thanh thiếu niên.
 

TS. BSCKII Nguyễn Văn Dũng - Phó viện trưởng Viện SKTT thăm khám cho bệnh nhân Đ.
 
Trường hợp của cháu Trương Quang Đ (16 tuổi, ở Trần Phú, Thành phố Bắc Giang) vốn sinh ra trong một gia đình có truyền thống về học tập, được sự giáo dục của bố mẹ và các người thân cháu có nhiền năm được là học sinh giỏi và dẫn đầu trong một lớp chọn tại một trường tuyến tỉnh. 

Đ là niềm tự hào của gia đình, bố mẹ luôn lấy con là tấm gương sáng cho mọi người, tạo mọi điều kiện cho con. Nhưng 2 năm trở lại đây, cháu bỗng xa lánh không muốn giao tiếp với mọi người, lơ là không muốn học, sợ đi học… cháu hay bị đau đầu kém ăn  cơ thể gầy đi, bố mẹ động viên thì cáu giận, khóc lóc kết quả học tập giảm sút đêm ngủ hay giật mình. Ban đầu gia đình cho đó là sự thay đổi của tuổi học trò, nhưng đến khi thấy cháu không muốn đến trường nữa thì bố mẹ mới tá hỏa đưa con đến Viện.

Tại Viện SKTT- Bệnh viện Bạch Mai, cháu Trương Quang Đ. được các bác sỹ chẩn đoán: Rối loạn cảm xúc của trẻ em cần phải điều trị. Theo TS.BSCKII Nguyễn Văn Dũng - Phó viện trưởng Viện SKTT, ở trẻ em (dưới 22 tuổi) sự phát triển về cơ thể cũng như về tinh thần chưa được hoàn thiện đầy đủ. Các cháu rất dễ bị tác động về mặt tinh thần, nên cảm xúc và hành vi của các cháu cũng thay đổi bởi các tác nhân gây nên các stress này. 

Cháu Đ. là con một trong gia đình trí thức, nên từ nhỏ cháu đã được bố mẹ đặt rất nhiều kỳ vọng, luôn cho rằng đó là động lực cho con mình cố gắng. Bố mẹ đặt nhiều kì vọng, mong muốn con mình đứng thứ hạng cao trong lớp nhưng điều đó đồng nghĩa với việc đã tạo cho các em một áp lực lớn, ngoài học ở trường em còn phải học thêm nhiều kiến thức nâng cao khác ở ngoài, rồi khi về nhà là hàng tá bài tập đang chờ em giải quyết và hầu như không có thời gian vui chơi và nghỉ ngơi.
 
Ngoài những trường hợp lực bởi bố mẹ, thầy cô, xã hội… tại Viện SKTT, bác sỹ cho biết cũng gặp một số trường hợp bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc do chính bản thân các em tạo áp lực cho mình. Các em luôn trong trạng thái học tập căng thẳng, tâm trạng lo sợ thi rớt, sợ thua kém bạn bè. Nhiều em không biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý, còn dành nhiều thời gian chơi game, vào mạng Internet, nhiều em đến gần ngày thi mới học dồn, học ngày, học đêm nên không đủ thời gian nghỉ ngơi. Có em chỉ ngủ 2 - 3 tiếng/ngày dẫn đến quá trình học tập bị giảm sút, hay phải thức đêm các em lạm dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá mà không chú ý đến việc bổ dung dinh dưỡng và năng lượng phù hợp.
 
Em Lê Ngọc Q. (20 tuổi, Thanh Hóa) là một bệnh nhân điển hình đang được điều trị tại Viện SKTT em chia sẻ với chúng tôi sau khi học xong phổ thông, em có nguyện vọng tu luyện nước ngoài. Do mong muốn của em quá mãnh liệt mà bản thân không đáp ứng được nên em đã bị rối loạn lo âu: Sợ hãi việc học, lúc nào cũng lo lắng, bồn chồn, rối loạn giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, cảm giác mệt mỏi “kiệt sức”, khó tập trung, đầu óc như trống rỗng, tính tình thay đổi, căng cơ, đi học thì xin cô về…
 
Theo TS.BSCKII. Nguyễn Văn Dũng: Trong những năm gần đây, đặc biệt là vào thời điểm gần mùa thi, số lượng trẻ đến khám và điều trị về các rối loạn cảm xúc do áp lực học và thi có chiều hướng tăng lên. Do phải chịu nhiều áp lực từ bố mẹ, từ thầy cô, từ điểm số và thành tích… dẫn tới nhiều ảnh hưởng khác nhau cho các em học sinh. Các em luôn trong trạng thái mệt mỏi, phải gồng mình lên để chống đỡ với những áp lực học và thi khiến các em có những biểu hiện rối loạn cảm xúc như: Ăn kém, ngủ ít; Cảm giác kiệt sức; Lo lắng căng thẳng quá mức; Đau đầu, hoa mắt chóng mặt; Đau dạ dày; Suy nhược cơ thể…
 
Có nhiều em học sinh vì không chịu được áp lực quá nặng nề, thiếu sự hỗ trợ quan tâm từ phía gia đình đã phản ứng lại với áp lực bằng những cách tiêu cực như nản chí, không học nữa, hoặc bỏ nhà đi để trốn tránh áp lực, nhiều em có biểu hiện rối loạn tâm thần, nặng nề nhất là học sinh có ý nghĩ hay hành vi tự sát. Cuối năm 2015, nữ sinh Thùy Trang (THPT Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) tự sát để lại 5 lá thư tuyệt mệnh khiến nhiều người đau xót. Được biết, nguyên nhân tự tử của Trang xuất phát từ sự buồn chán, thất vọng vì em chỉ đạt học sinh trung bình, kết quả học tập không đáp ứng với mong muốn của người thân.
 
Bác sĩ Dũng cho biết, để điều trị cho những bệnh nhân này việc đầu tiên là phải tách các em khỏi những áp lực đó, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Đối với cha mẹ: Trong quá trình nuôi dạy con cần chú ý tới việc giáo dục nhân cách và nâng cao bản lĩnh cho các em để vững vàng đối mặt với những khó khăn, áp lực trong cuộc sống, trang bị cho con kỹ năng sống giúp con thích ứng với stress. Đồng thời, cha mẹ cũng phải nhìn nhận đúng năng lực và sở trường của con em mình, từ đó động viên, khuyến khích các em học, tránh tạo áp lực căng thẳng, kỳ vọng quá mức với các em.
 
Bên cạnh đó, Bác sĩ Dũng cũng khuyến cáo rối loạn cảm xúc do áp lực thi hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu chúng ta phát hiện sớm. Khi thấy con em mình có những biểu hiện bất thường, các bậc cha mẹ cần phải đưa các em đến ngay bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được khám, tư vấn và có hướng điều trị thích hợp. Tránh sự kỳ thị hay tự ý mua thuốc bên ngoài để uống hoặc cúng bái, tin tưởng vào các đấng siêu nhiên.
 
Theo các chuyên gia, điều trị các rối loạn tâm thần liên quan đến áp lực học và thi phải tùy theo tình trạng bệnh để có phác đồ điều trị phù hợp. Cần phải điều trị nội trú tại bệnh viện những trường hợp có ý tưởng hoặc hành vi tự sát, hay bệnh nhân loạn thần, kết hợp các liệu pháp tâm lý và liệu pháp hóa dược. Liệu pháp tâm lý được sử dụng là liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp tâm lý nhóm, liệu pháp gia đình, kỹ thuật thư giãn luyện tập….Các thuốc có thể hỗ trợ điều trị như thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần…
Nguyễn Thúy - Theo Suckhoemoitruong
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm