Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phương pháp điều trị sỏi thận tại nhà - Phần 2

Tiếp tục là các biện pháp tự nhiên tại nhà giúp bạn có thể tiểu ra sỏi một cách dễ dàng

Phương pháp điều trị sỏi thận tại nhà 

6. Nước ép lựu

Nước ép lựu có thể giúp cải thiện chức năng thận tổng thể, cũng như làm sạch sỏi và những chất độc khác ra khỏi cơ thể.

Nước ép lựu cũng làm giảm mức axit trong nước tiểu của bạn. Mức độ axit thấp làm giảm nguy cơ sỏi thận trong tương lai.

Không có giới hạn cho việc uống nước lựu nên bạn có thể uống suốt cả ngày.

Bạn không nên uống nước ép lựu nếu bạn đang dùng:

  • thuốc chuyển hóa ở gan
  • thuốc điều trị huyết áp, chẳng hạn như chlorothiazide (Diuril)
  • rosuvastatin (Crestor)
     

7. Nước luộc đậu tây

Nước từ đậu tây nấu chín giúp cải thiện sức khoẻ của hệ tiết niệu và thận nói chung. Nó cũng giúp đánh tan sỏi thận  và thải sỏi ra khỏi cơ thể. Đơn giản chỉ cần lọc chất lỏng từ đậu đã nấu chín và uống vài ly trong ngày.

8. Nước ép rễ bồ công anh

Rễ bồ công anh là một vị thuốc bổ thận để kích thích sản xuất mật. Nước ép bồ công anh giúp tăng cường loại bỏ chất thải, tăng lượng nước tiểu, và cải thiện tiêu hóa. Bồ công anh có chứa vitamin (A, B, C, D) và khoáng chất như kali, sắt, và kẽm.

Bạn có thể làm nước ép bồ công anh tươi hoặc mua dưới dạng túi trà. Nếu bạn uống tươi, bạn cũng có thể thêm vỏ cam, gừng, và táo để có thêm hương vị. Uống 3 đến 4 cốc trong suốt cả ngày.

Một số người gặp phải chứng ợ nóng khi ăn bồ công anh hoặc các bộ phận của nó.

Bạn không nên uống hỗn hợp này nếu bạn đang dùng:

  • Thuốc làm loãng máu
  • Thuốc kháng acid
  • kháng sinh
  • lithium (Lithane)
  • Thuốc lợi tiểu, như spironolactone (Aldactone)

Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng chiết xuất rễ bồ công anh vì nó có thể tương tác với nhiều loại thuốc.

9. Nước ép cỏ lúa mì

Cỏ lúa mì mang theo nhiều chất dinh dưỡng và từ lâu đã được sử dụng để tăng cường sức khỏe. Cỏ lúa mì làm tăng lượng nước tiểu để giúp tống sỏi ra khỏi cơ thể. Nó cũng chứa các chất dinh dưỡng quan trọng giúp làm sạch thận.

Bạn có thể uống 60-200ml nước ép cỏ lúa mì mỗi ngày. Để ngăn ngừa các phản ứng phụ, hãy bắt đầu với lượng nhỏ nhất có thể và dần dần tăng lượng nước bạn uống mỗi ngày cho đến khi đủ 200ml.

Nếu không có nước ép cỏ lúa mỳ tươi, bạn có thể dùng thực phẩm chức năng cỏ lúa mì dưới dạng bột theo hướng dẫn.

Dùng cỏ lúa mì khi bụng đói có thể làm giảm nguy cơ buồn nôn. Trong một số trường hợp, nó có thể gây giảm cảm giác thèm ăn và táo bón.

 

10. Nước ép cỏ đuôi ngựa

Cỏ đuôi ngựa làm tăng lượng nước tiểu giúp làm sạch sỏi thận và có thể làm dịu tình trạng sưng và viêm. Nó cũng có tính chất kháng khuẩn và chất chống oxy hoá có thể hỗ trợ sức khoẻ của hệ tiết niệu.

Tuy nhiên, Phòng khám Cleveland cảnh báo về việc sử dụng cỏ đuôi ngựa. Bạn không nên sử dụng cỏ đuôi ngựa trong hơn sáu tuần. Có nguy cơ động kinh, giảm vitamin B, và giảm kali.

Bạn không nên sử dụng cỏ đuôi ngựa nếu bạn dùng lithium (Lithane), thuốc lợi niệu, hoặc thuốc trị bệnh tim như digoxin. Trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên sử dụng cỏ đuôi ngựa. Do có chứa nicotine, không nên dùng nếu bạn đang sử dụng miếng dán nicotin hoặc cố gắng bỏ hút thuốc.

Bạn cũng không nên uống hỗn hợp này nếu bạn :

  • nghiện rượu
  • mắc bệnh tiểu đường
  • hạ kali máu
  • nồng độ thiamin trong cơ thể thấp

Gặp bác sĩ của bạn

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn không thể đi tiểu ra sỏi trong vòng sáu tuần hoặc nếu bạn bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng bao gồm:

  • đau nhiều
  • có máu trong nước tiểu của bạn
  • sốt
  • ớn lạnh
  • buồn nôn
  • nôn

Bác sĩ sẽ xác định xem bạn có cần dùng thuốc hay bất kỳ liệu pháp nào khác hay không.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Những thói quen tốt giúp phòng ngừa sỏi thận

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm