Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phương pháp điều trị nấm móng chân

Nhiễm nấm móng chân không phải là tình trạng hiếm gặp. Các triệu chứng của nấm móng chân là sưng, móng chân có màu vàng, viêm và vỡ vụn. Sẽ khá đau đớn nếu nhiễm trùng lây lan.

Nấm móng sẽ phát triển nếu nó được “trợ giúp” bởi các yếu tố như hệ miễn dịch kém, độ pH của da bất thường, môi trường ẩm ướt, tiểu đường, giày nhiều mồ hôi và vệ sinh kém. Tình trạng này cần được điều trị vì nó có thể dẫn đến tách móng, nứt ngón chân và trong trường hợp nặng là mất hoàn toàn móng chân.

Dưới đây là một số các phương pháp chữa trị nhiễm nấm móng:

1. Baking soda và borat natri

Baking soda (bột nở) có sẵn và khá hiệu quả đối với các loại nấm móng chân. Nó cũng sẽ loại bỏ mùi hôi chân. Borat hoặc borat natri là khoáng chất có trong tự nhiên có tác dụng chống nấm hiệu quả vì nó có tính kiềm. Nấm cần môi trường có tính axit để phát triển. Kết hợp baking soda và borat sẽ tạo thành một hỗn hợp nhão. Bôi thứ “hồ” này hai lần mỗi ngày trong ít nhất 1 tuần sẽ loại bỏ được nấm.

2. Tinh dầu cam

Đây là một chất chống nấm tự nhiên. Bôi lên móng hàng ngày. Để dầu ngấm vào khu vực tổn thương. Loại dầu này có thể hơi mạnh với da nhạy cảm. Nhưng bạn có thể sử dụng bằng cách pha loãng dầu cam và thêm dầu nền như dầu oliu. Bôi thử ở một điểm trên da trước khi bôi lên khu vực nhiễm để đảm bảo không bị dị ứng.

3. Tinh dầu tràm

Đây là một bài thuốc đặc biệt. Nó có tác dụng khử trùng và chống nấm. Bôi dầu nguyên chất lên khu vực nhiễm bệnh. Trước khi sử dụng, hãy thoa rượu lên khu vực da này. Sau khi bôi dầu, để ngâm trong khoảng 10 phút. Sau khi nó được hấp thu, chải nhẹ bằng bàn chải mềm. Dầu tràm có thể được trộn với các loại dầu nền tự nhiên như dầu hạnh nhân và dầu oliu.

4. Dầu oải hương

Oải hương có đặc tính chống nấm.Nó là bài thuốc hiệu quả để trị nấm móng nhẹ. Thoa một vài giọt dầu oải hương lên khu vực da bị nhiễm trùng. Loại dầu này nên được sử dụng vào mỗi tối. Cần để ngâm một lúc. Che chân bằng một chiếc tất len để dầu không bị rơi ra trước khi ngấm. Tránh sử dụng tất làm từ chất liệu vải tổng hợp vì nó có thể làm cho tình trạng nhiễm trùng tồi tệ hơn.

5. Bột ngũ cốc

Bột ngũ cốc chứa một dạng nấm tự nhiên vô hại với cơ thể con người. Nó sẽ tiêu diệt candida, loại kí sinh trùng phổ biến nhất gây ra các bệnh nấm thông thường. Dùng một vật chứa, đổ đầy nước. Cho bột ngũ cốc vào đó. Ngâm chân bị nhiễm nấm trong hỗn hợp này ít nhất nửa giờ. Có thể lặp lại thường xuyên nếu muốn.

6. Bôi thuốc chống nấm

Thuốc có thể được bôi tại ngón chân bị nhiễm nấm. Nó cũng có thể kết hợp với các thống chống nấm toàn thân khác. Thuốc cần được bôi ở khu vực nhiễm nấm ít nhất 2 lần/ngày cho đến khi móng mới mọc.

7. Điều trị laze

Phương pháp điều trị này bao gồm phương pháp pinpointe, phương pháp Noveon và phương pháp Fox Diodelaser. Những phương pháp điều trị này rất hiệu quả trong việc chống các nhiễm trùng móng. Chúng tiêu diệt nấm và khiến các nhiễm trùng biến mất.

8. Phẫu thuật

Nấm móng chân có thể được điều trị bằng phẫu thuật. Với phẫu thuật loại bỏ, móng bị nhiễm trùng sẽ được loại bỏ bằng phẫu thuật. Nếu chỉ một phần nhỏ của móng bị nhiễm, phần này có thể được phẫu thuật cắt bỏ. Phương pháp khác là phẫu thuật cắt bỏ gốc móng.

BS Nhật Nguyệt - Theo Sức khỏe và đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm