Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phục hồi chức năng cho trẻ động kinh, tấm lòng yêu trẻ vượt qua nỗi đau bệnh tật

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): động kinh là một bệnh mạn tính, có nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc trưng là sự lặp đi lặp lại của các cơn do sự phóng điện quá mức của các tế bào thần kinh não bộ, dù cho các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng kết hợp có thể khác nhau.

Phục hồi chức năng cho trẻ động kinh, tấm lòng yêu trẻ vượt qua nỗi đau bệnh tật

Tình yêu thay lời muốn nói

Động kinh là bệnh phổ biến tỷ lệ mắc giao động khoảng 0,5% dân số. Cả hai giới và các lứa tuổi đều có thể có các cơn động kinh.

Ở Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân động kinh khoảng 0,33%. Ở trẻ em động kinh cần phải quan tâm đặc biệt, do tỷ lệ mắc bệnh cao và dễ để lại nhiều di chứng nếu không được chăm sóc và phục hồi chức năng đúng.

Tình yêu thương của thầy thuốc BV Phục hồi chức năng Nghệ An giúp trẻ vượt qua bệnh tật. Ảnh: Nguyễn Thái

Th.s Thái Thị Xuân, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An cho biết,  người lớn mắc bệnh động kinh cần được cảm thông, yêu thương, tạo cho họ sự bình đẳng và hơn hết tình cảm, thái đô, chăm sóc thật thân thiết như người bình thường để họ không cảm thấy mình đang đi điều trị. Với trẻ em, cần phải quan tâm nhiều hơn nữa, tạo cho các em sự tin cậy như người bạn thân, người mẹ, người bà luôn ở bên mình.

Về điều trị thuốc cho người bệnh bị động kinh, chỉ điều trị khi đã xác định chắc chắn loại cơn động kinh và hội chứng. Nếu chỉ có cơn trên điện não thì không chẩn đoán động kinh và không điều trị. Chọn các loại thuốc đặc trị cho từng loại cơn theo thứ tự ưu tiên. Bắt đầu bằng liệu trình đơn trị liệu. Liều thuốc tăng dần cho đến khi đạt liều hữu hiệu, duy trì liều đó hàng ngày đến khi cắt cơn cuối cùng.

Liệu pháp điều trị

Kích thích dây thần kinh phế vị. Liệu pháp này bao gồm một thiết bị kích thích thần kinh phế vị cấy dưới da ngực như máy tạo nhịp tim. Dây điện kích thích được quấn quanh các dây thần kinh phế vị ở cổ. Các thiết bị chạy pin mang năng lượng điện đến não thông qua các dây thần kinh phế vị. Không rõ ức chế sự co giật như thế nào, nhưng thiết bị có thể làm giảm cơn động kinh từ 30 đến 40 phần trăm. Hầu hết mọi người vẫn cần phải uống thuốc chống động kinh. Các tác dụng phụ kích thích thần kinh phế vị bao gồm khan tiếng, đau họng, ho, khó thở, ngứa và đau cơ.

Chế độ ăn uống Ketogenic. Một số trẻ em bị bệnh động kinh có thể làm giảm cơn co giật của họ bằng cách duy trì một chế độ ăn uống nghiêm ngặt chất béo và ít carbohydrate. Chế độ ăn uống này, được gọi là một chế độ ăn ketogenic, làm cho cơ thể phá vỡ các chất béo thay vì carbohydrate thành năng lượng. Một số trẻ có thể dừng chế độ ăn ketogenic sau một vài năm và vẫn không lên cơn.

Điều quan trọng đảm bảo rằng trẻ đang điều trị bệnh động kinh không bị suy dinh dưỡng khi dùng chế độ ăn uống này. Tác dụng phụ của chế độ ăn ketogenic có thể bao gồm mất nước, táo bón, tăng trưởng chậm lại do thiếu hụt dinh dưỡng và tích tụ acid uric trong máu, có thể gây sỏi thận. Những tác dụng phụ hiếm gặp nếu sử dụng chế độ ăn uống đúng cách và giám sát y tế.

Chăm sóc điều trị, phục hồi cho trẻ không may mắc bệnh

Như trên đã nói, điều trị và phục hồi chức năng cho trẻ động kinh cần phải uống thuốc theo đơn chuyên khoa, theo các nguyên tắc sau:
- Uống theo đúng chỉ dẫn (đơn thuốc, sổ khám chữa bệnh chuyên khoa, …)
- Uống thường xuyên liên tục, chỉ được ngừng thuốc theo y lệnh, ngừng đột ngột sẽ làm bệnh nặng lên.
- Uống thuốc đúng liều, đúng giờ, nếu phải uống vào giờ học thì phải liên hệ nhờ giáo viên và y tế nhà trường cho uống.
- Phải ghi sổ theo dõi cơn, tốt nhất là sổ lịch, ghi rõ số cơn, loại cơn, ngày giờ lên cơn, …
- Định kỳ khám chuyên khoa theo hướng dẫn.
- Xác định phải uống thuốc lâu dài (nhiều tháng, nhiều năm).
Ghi điện não để xác định động kinh và phân loại cơn động kinh
Trẻ động kinh phải có sổ theo dõi điều trị ngoại trú
Về phục hồi chức năng cho trẻ động kinh
- Tạo điều kiện cho trẻ làm được mọi việc của trẻ cùng nhóm tuổi.
- Em bé động kinh phải được cho bú, cho ăn như trẻ khác, phải được vui chơi với trẻ khác, phải được đến trường học.
- Phải huấn luyện cho trẻ các kỹ năng tự lập, tự vận động với sự giám sát chặt chẽ cùa cán bộ y tế

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Động kinh ở trẻ em: chẩn đoán và điều trị

BS Võ Kim Hạnh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm