Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng ngừa sỏi tiết niệu tái phát

Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp, dễ gây biến chứng như nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mạn tính. Nam giới mắc nhiều hơn nữ từ 2-3 lần.

Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp, dễ gây biến chứng như nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mạn tính. Nam giới mắc nhiều hơn nữ từ 2-3 lần. Sỏi gặp nhiều ở người trưởng thành hơn là ở trẻ em và người già. Ngoài ra, khí hậu nóng bức gây đổ mồ hôi nhiều khiến nước tiểu trở thành cô đặc dễ tạo sỏi. Vì vậy, chế độ ăn phòng sỏi tiết niệu tái phát rất quan trọng.

Nguyên nhân do đâu?

Sỏi tiết niệu là sỏi nằm ở các cơ quan thuộc hệ tiết niệu (bao gồm sỏi thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo…). Có rất nhiều nguyên nhân và nhiều yếu tố phức tạp gây nên. Quá trình hình thành sỏi thường bắt nguồn từ các muối khoáng hòa tan trong nước tiểu. Khi có những rối loạn về mặt sinh lý bệnh học và có những yếu tố thuận lợi như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu hoặc có yếu tố di truyền thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh từ một nhân nhỏ rồi lớn dần thành sỏi. Một số thực phẩm chứa nhiều chất calcium, oxalat, acid uric… nếu ăn nhiều quá dễ tạo sỏi.

Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh để phòng tránh sỏi đường tiết niệu tái phát.

Những hệ lụy

Sỏi tiết niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp hay tắc nghẽn, do đó, những vị trí có sỏi thường là thận, niệu quản chậu hoặc sát bàng quang, cổ bàng quang, niệu đạo, lỗ sáo. Sự di chuyển của sỏi, nhất là những sỏi có gai nhọn sẽ cọ xát vào đường niệu gây ra những cơn đau lưng, đái ra máu nếu sỏi ở thận, niệu quản. Nếu sỏi tại bàng quang, niệu đạo sẽ gây đái buốt, đái rắt, đái khó. Nếu sỏi bị kẹt trong đài thận, sỏi sẽ chèn ép làm bế tắc đài thận gây giãn đài thận, lâu dần thận sẽ giãn mỏng như một túi nước. Khi các đài thận bị ứ nước tiểu sẽ tạo ra áp lực cao tác động vào thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận. Khi sỏi cọ xát vào đường niệu thì nguy cơ niêm mạc bị phù nề, viêm, là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm đường tiểu. Người bệnh sẽ thấy đau lưng, đái buốt, đái rắt, đái đục.

Nếu sỏi gây nhiễm khuẩn nặng sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thận. Nếu thận ứ mủ nhiều, giãn to đài bể thận có thể phải cắt bỏ thận. Tắc nghẽn đường tiểu làm tồn đọng nước tiểu gây viêm nhiễm lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa thành đường tiểu kể cả đài thận.

Viêm nhiễm nặng ở đường tiểu còn làm hoại tử đường tiểu, xuất hiện các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản. Sự hiện diện lâu ngày của sỏi hai bên niệu quản hay sỏi ở thận còn dẫn đến hiện tượng vô niệu (không có nước tiểu). Chức năng thận sẽ bị giảm nếu có sỏi ở hai bên thận, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm gây ra suy thận cấp hoặc mạn tính.

Có cần phải phẫu thuật?

Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ có những chỉ định cụ thể. Đối với trường hợp sỏi niệu nhỏ hơn 4 – 5mm có thể tự ra theo nước tiểu mà không cần điều trị gì, chỉ cần uống nhiều nước khoảng 2 – 3 lít/ngày. Nếu sỏi nhỏ trên thận không gây bế tắc, đau hoặc nhiễm khuẩn chỉ cần điều trị nội khoa. Sỏi niệu gây nhiễm trùng hoặc bế tắc có chỉ định can thiệp ngoại khoa càng sớm càng tốt. Tùy theo vị trí của sỏi niệu mà người ta có những phương pháp điều trị khác nhau như: mổ hở, tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi thận qua da, mổ nội soi sau phúc mạc lấy sỏi.

Chế độ ăn cho bệnh nhân mắc sỏi tiết niệu

Một số thay đổi trong cách ăn uống cũng giúp giới hạn sự tạo thành sỏi tiết niệu. Trước hết, hằng ngày cần uống đủ nước - Đây là cách phòng ngừa sỏi tiết niệu hiệu quả an toàn và rẻ tiền nhất. Nước ta có khí hậu nóng nên đổ mồ hôi nhiều, nước tiểu sẽ cô đặc lại dễ tạo sỏi nên chúng ta cần uống nhiều nước để nước tiểu loãng ra. Bệnh nhân sau mổ cần ăn nhạt - ăn ít thịt động vật. Vì thực phẩm chứa nhiều muối và nhiều đạm sẽ làm giảm độ PH nước tiểu, kích thích sự bài tiết của chất calcium và cystine gây ra sỏi tiết niệu, ngoài ra còn làm giảm bài tiết của chất citrat giúp ngăn chặn sự tạo thành sỏi tiết niệu. Mặt khác, thực phẩm ít muối và ít đạm động vật còn giúp chúng ta tránh các bệnh về tim mạch như: tăng huyết áp, thiểu năng động mạch vành. Tránh ăn nhiều thực phẩm chứa chất purine như: cá khô, thịt khô, mắm, lòng bò, lòng heo… gây ra sỏi niệu. Ăn uống điều độ thực phẩm có chứa calcium. Sữa tươi chứa nhiều calcium, mỗi ngày chúng ta có thể dùng 03 cốc sữa tươi hoặc một số lượng tương đương sản phẩm từ sữa như bơ, phomai…

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân kiêng cữ tuyệt đối là chưa thích hợp. Vì kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa calcium sẽ gây mất cân bằng trong việc hấp thụ chất calcium, khiến cho cơ thể tái hấp thụ nhiều chất oxalat từ ruột và sẽ tạo ra sỏi niệu. Người ta tin rằng lượng calcium ăn vào khoảng 800 – 1.300mg/ngày sẽ làm giảm sự bài tiết chất oxalat trong nước tiểu. Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ là chỉ có chất calcium chứa trong thực phẩm mới có giá trị, thuốc men có chứa calcium không giúp ích gì trong việc tránh sự tạo thành sỏi niệu. Ngoài ra, nếu kiêng cữ quá mức những thực phẩm có chứa calcium sẽ khiến chúng ta có nguy cơ bị bệnh loãng xương dễ đưa đến gãy xương. Bệnh nhân đã mắc sỏi tiết niệu cũng cần hạn chế thực phẩm nhiều oxalat như: rau cải, bột cám, ngũ cốc, trà đặc… khi lượng oxalat bài tiết trong nước tiểu gia tăng hơn bình thường (khoảng 45mg/24 giờ).

Nên uống nhiều nước cam, nước chanh tươi - hai loại thức uống này có chứa nhiều citrat là chất giúp chống lại sự tạo thành sỏi niệu. Cần ăn nhiều rau tươi có chất xơ sẽ giúp tiêu hóa nhanh, tránh ứ đọng trong ruột, giảm thiểu sự tái hấp thu chất oxalat từ ruột để tạo nên sỏi tiết niệu. Ngoài ra, chất kiềm cung cấp bởi rau tươi sẽ gia tăng bài tiết chất citrat chống lại sỏi tiết niệu.

Vấn đề phòng ngừa sỏi niệu tái phát rất quan trọng bởi vì sau khi mổ hoặc nội soi một thời gian, sỏi tiết niệu có khuynh hướng tái phát trở lại. Cho nên sau khi xuất viện khoảng 1 - 2 tháng, bệnh nhân cần tái khám để làm các xét nghiệm bổ sung như: Ðo nồng độ calcium, phosphor và acid uric trong huyết thanh. Ðo nồng độ creatinin, calcium, phosphor, acid uric và oxalat trong nước tiểu 24 giờ. Nếu nồng độ các chất trên trong huyết thanh cao hơn bình thường hoặc thải ra nhiều trong nước tiểu, người ta cần tìm hiểu nguyên nhân để điều trị hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống cho thích hợp nhằm tránh sỏi tái phát.

BS. Nguyễn Đình Liên - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm