Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phát triển thể chất của trẻ em

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển vì vậy tăng trưởng là một đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ em

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển vì vậy tăng trưởng là một đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ em

- Tăng trưởng gồm hai quá trình lớn và phát triển

- Quá trình lớn chỉ sự tăng trưởng  khối lượng do sự tăng sinh và phì đại của tế bào

- Quá trình phát triển chỉ sự biệt hóa về hình thái và sự trưởng thành về chức năng của các bộ phận và hệ thông trong cơ thể

- Để đánh giá phát triển thể chất của trẻ có thể dựa vào việc theo dõi cân nặng, chiều cao, vòng ngưc, vòng cánh tay,vòng đầu và tỷ lệ giữa các phần trong cơ thể, Quan trọng nhất là cân nặng, đường biểu diễn sự phát triển và cân nặng được coi như biểu đồ sức khỏe của trẻ

1.    Sự phát triển cân nặng:

a. Trẻ sơ sinh: Trẻ <2500g là trẻ đẻ non, đẻ yếu, suy dinh dưỡng bào thai

  • Cân nặng khi sinh:  trẻ trai 3100g ( ± 350g), gái 3060 ( ± 340g )
  • Cân nặng con dạ lớn hơn con so,trẻ trai lớn hơn trẻ gái
  • Vào ngày thứ 2-3 sau đẻ có hiện tượng sụt cân sinh lý.
  • Trẻ sẽ đạt được cân nặng ban đầu vào ngày 10 sau đẻ
  • Trẻ đẻ non thì tỉ lệ sụt cân nhiều hơn và hồi phục chậm hơn

b. Cân nặng của trẻ trong năm đầu:

  • Cân nặng của trẻ tăng nhanh nhất trong 3 tháng đầu sau đó tăng chậm dần
  • Cân nặng của trẻ tăng gấp đôi lúc sinh vào tháng thứ 4 và 5,gấp 3 vào cuối năm
  • Trong 6 tháng đầu mỗi tháng trẻ tăng 750g , 6 tháng sau tăng 250g / tháng,1T trung bình 9,6 kg

c. Trên 1 tuổi :

-Từ 2- 10 tuổi: Cân nặng tăng chậm, trung bình mỗi năm trẻ tăng 1,5- 2 kg. Cân nặng của trẻ gái thường nhẹ hơn trẻ trai khoảng 1 kg

Công thức: X (kg) = 9+ 1.5(N- 1)

N: số tuổi của trẻ

- Từ 11- 15 tuổi: cân nặng của trẻ gái > trẻ trai

+ Trẻ gái tăng từ 3 - 3,5kg/ năm

+ Trẻ trai tăng 4- 4,5 kg/ năm

Công thức : X(kg)= 21+ 4( N-10)

X là cân nặng tính theo kg. N là tuổi tính theo năm

* Diễn biến của cân nặng có thể dùng làm cơ sở để :

  • Phát hiện các dấu hiệu thiếu dinh dưỡng trước khi xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng .
  • Theo dõi tình trạng mất nước và đánh  giá mức độ nặng nhẹ.
  • Có biện pháp phòng tránh và giáo dục y tế cho các bà mẹ như điều chỉnh chế độ ăn, thay đổi thức ăn bổ sung.
  • Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của một quần thể                       

2. Sự phát triển chiều cao:

a. Trẻ sơ sinh: chiều cao của trẻ sơ sinh đủ tháng là :

  • Trẻ trai:  50± 1,5 cm
  • Trẻ gái: 50 ± 1,3 cm
  • Trẻ đẻ non  < 45cm
  • Chiều cao của con dạ thường > con so và trẻ trai > trẻ gái

b. Trong năm đầu : chiều cao của trẻ tiếp tục tăng nhanh nhất là trong 3 tháng đầu

  • Tháng đầu tăng từ 3- 3,5 cm.
  • 3 tháng tiếp theo tăng từ 2-2,5 cm.
  • Sáu tháng cuối chỉ tăng từ 1-1,5 cm
  • Cuối năm: cao trẻ gái là 73,25±2,8cm, trẻ trai đạt được 74,54±2,3cm
  • Trung bình 1 tuổi trẻ cao 75 cm

c. Trẻ trên 1 tuổi:

- Từ năm thứ hai trở đi tốc độ tăng chiều cao từ năm thứ hai trở đi chậm hơn năm đầu (tăng 7,5 sau đó là 6,5 cm, các năm sau tăng 4 cm đối với trẻ gái , 4,5 đối với trẻ trai).

- Giai đoạn dậy thì : có sự tăng vọt có thể tăng 8 - 9 cm/năm. Sau đó tốc độ tăng chiều cao giảm nhanh. Con gái đạt được chiều cao cuối cùng vào khỏang 19-21 tuổi, con trai  khoảng 20-25 tuổi.

Công thức tính chiều cao: X(cm)= 75+ 5N

X: chiều cao, N là số tuổi tính theo năm

- Để đáng giá sự phát triển cơ thể trẻ em thì việc theo dõi cân nặng, chiều cao liên tục từ lúc đẻ đến khi trưởng thành là rất quan trọng. tuy nhiên cân nặng là chỉ tiêu thay đổi nhanh phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ em cho nên người ta sử dụng biểu đồ cân nặng  đẻ so sánh tình trạng dinh dưỡng của trẻ em .Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo các nước sử dụng biểu đồ cân nặng  chuẩn dựa theo số liệu của trung tâm quốc gia thống kê sức khoẻ của hoa kỳ . cân nặng của trẻ em nước ta nằm trong  khoảng X dến X- 2SD.

3.    Vòng đầu, vòng ngực,vòng cánh tay.

a. Vòng đầu:

  • Trẻ sơ sinh đủ tháng có vòng đầu trung bình 30 ± 1,83 cm.
  • 3 tháng đầu tăng gần 3cm/tháng sau đó chậm dần
  • 1 tuổi: được 43 ± 1.5cm, năm đầu vòng đầu của trẻ tăng được gần 15cm
  • 2-3 tuổi  mỗi năm tăng 2cm sau đó mỗi năm tăng được 0,5-1cm:
  • Đến 5tuổi vòng đầu : 45-50cm
  • 10 tuổi vòng đầu : 51cm
  • 15 tuổi vòng đầu ; 53- 54cm

b.    Vòng ngực:

  • Lúc mới đẻ vòng ngực của trẻ nhỏ hơn vòng đầu khoảng 30cm.
  • Vòng ngực tăng nhanh trong năm đầu.
  • Đến 3  tuổi: vòng  ngực lớn hơn vòng đầu .

c. Vòng cánh tay:

  • Phát triển nhanh trong năm đầu
  • 1 tháng tuổi chu vi giữa cánh tay của trẻ xấp xỉ 11cm
  • 1 tuổi đạt 13,5cm.
  • 5 tuổi đạt 15±1 cm
  • Như vậy trẻ từ 1 -> 5 tuổi nếu:
  • Vòng cánh tay < 12,5 cm là suy dinh dưỡng
  • 12 -> 14: suy dinh dưỡng nhẹ
  • > 14: phát triển bình thường

4.    Một số chỉ số khác:

a. Thóp:

-  Thóp trước: hình thoi, rộng 2 cm, kín khi 12- 18 tháng

+ Trẻ đẻ non kích thước lớn hơn

+ Nếu kín sớm trước 6 -8 tháng đưa trẻ đi kiểm tra

+ Nếu kín sớm trước 3 tháng -> khám loại trừ bệnh đầu nhỏ

+Thóp sau: hình tam giác, kín ngay sau đẻ, số ít thường kín trong quý đầu

b. Răng:

  • 6 tháng bắt đầu mọc răng, tổng số răng sữa là 20 cái
  • Công thức tính số răng: Số răng = số tháng – 4
  • 6 tuổi: bắt đầu thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn
  • 10 tuổi có 28 răng và 4 răng cuối cùng thường mọc ở tuổi từ 18- 25

5. Tỷ lệ các phần trong cơ thể:

Nhìn chung TE có phần đầu tương đối to, chân tay ngắn so với kích thước chiều dài cơ thể, lớn lên chiều dài của chân và tay tăng rõ rệt. 

Theo Điều dưỡng Việt
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm