Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phân loại bệnh gây mù lòa glaucoma

Glaucoma là nguyên nhân gây mù thứ hai trên thế giới, bệnh diễn tiến âm thầm, thần kinh thị giác khi đã tổn thương thì không thể phục hồi, cứu chữa.

Glaucoma còn gọi bệnh cườm nước hay thiên đầu thống. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, glaucoma là nguyên nhân gây mù thứ hai trên thế giới. Ước tính năm 2014 có 4,5 triệu người bị mù lòa do cườm nước. Dự đoán đến năm 2020, con số này sẽ tăng lên khoảng 11,2 triệu. Glaucoma nguy hiểm cũng bởi diễn tiến thầm lặng, được ví như 'kẻ trộm thị lực âm thầm' nên việc kiểm tra mắt định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Trịnh Bạch Tuyết, Bệnh viện Mắt TP HCM cho biết, glaucoma thường được biết là do áp lực ở trong mắt tăng cao, gây chèn ép, thiếu máu nuôi dưỡng thị thần kinh làm cho thị thần kinh bị tổn thương không phục hồi và gây mù lòa. Ngày nay người ta còn thấy có nhiều cơ chế khác gây tổn thương đầu thị thần kinh trong bệnh glaucoma như bệnh lý gây xơ hóa mạch máu, chất oxy hóa, hóa chất trung gian gây chết tế bào…

Những người có nguy cơ mắc glaucoma

- Người trên 40 tuổi.

- Bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp.

- Người cận thị nặng, viễn thị nặng.

- Tiền căn gia đình có người mắc bệnh glaucoma.

- Bệnh nhân phải điều trị với thuốc có chứa corticoid trong thời gian dài dưới các dạng uống, thoa, xông hơi, tiêm chích.

- Bệnh nhân có tiền căn chấn thương mắt trước đó…

Điều trị glaucoma góc mở bằng laser tạo hình vùng bè SLT tại khoa Glaucoma, Bệnh viện Mắt TP HCM (Ảnh: M.T)

Phân loại bệnh glaucoma

Glaucoma nguyên phát thường phân biệt 2 dạng và biểu hiện bệnh tùy thuộc vào từng dạng:

Glaucoma góc mở: Biểu hiện âm thầm, không đau nhức, thường phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe, khám định kỳ hoặc phát hiện ở giai đoạn muộn khi thị lực đã bị tổn thương trầm trọng. Phần lớn trường hợp này đến khám với thị lực giảm, nhãn áp có thể cao hoặc không cao. Giai đoạn này bệnh đã có những tổn thương thị thần kinh nghiêm trọng và thị trường bị thu hẹp đáng kể, lớp sợi thị thần kinh giảm.

Glaucoma góc đóng: Đôi khi có những biểu hiện rầm rộ mờ mắt, nhìn thấy quầng xanh đỏ, đau nhức mắt lan lên nửa đầu, buồn nôn, nôn ói… Tuy nhiên có nhiều trường hợp không có triệu chứng cho đến giai đoạn nặng.

Glaucoma thứ phát: Là biến chứng của những bệnh mắt khác như sau chấn thương, viêm màng bồ đào, tiểu đường, sau phẫu thuật nội nhãn như mổ lấy thủy tinh thể hay mổ bong võng mạc…

Glaucoma không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn có thể xuất hiện trên cả trẻ sơ sinh, còn gọi là glaucoma bẩm sinh. Trẻ em mắc glaucoma bẩm sinh thường có giác mạc to, tròng đen mắt to hơn bình thường, mắt lồi, sợ ánh sáng, chảy nước mắt.

Theo bác sĩ Tuyết, mục tiêu của điều trị glaucoma là duy trì chức năng thị giác bằng cách ngăn ngừa sự tổn hại thêm của lớp sợi thần kinh và thị trường nhằm bảo toàn chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều trị bao gồm thuốc, laser và can thiệp phẫu thuật. Dù glaucoma nhãn áp cao hay trong giới hạn bình thường thì hạ nhãn áp vẫn là lựa chọn duy nhất cho đến nay. Phương pháp điều trị hàng đầu là thuốc nhỏ tại chỗ, giải pháp phẫu thuật dành cho bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hay bằng laser.

Bác sĩ Tuyết khuyến cáo, nếu có các triệu chứng nghi ngờ bị glaucoma hoặc thuộc nhóm người có nguy cơ cao, nên kiểm tra mắt định kỳ mỗi 6 tháng hoặc một năm. Các bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện bệnh glaucoma ở giai đoạn sớm và giúp chọn lựa những phương pháp điều trị tốt nhất để duy trì thị lực. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hết sức nghiêm túc tuân thủ điều trị, dùng thuốc theo toa của bác sĩ chuyên khoa và tái khám theo hẹn.

Lê Phương - Theo Vnexpress
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm