Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ðổi mới cơ chế tài chính y tế, tạo đà phát triển mới

Tại Hà Nội, Hội thảo Tham vấn về kế hoạch 5 năm bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016-2020 do Bộ Y tế tổ chức diễn ra vừa qua tại Hà Nội,

Tại Hà Nội, Hội thảo Tham vấn về kế hoạch 5 năm bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016-2020 do Bộ Y tế tổ chức diễn ra vừa qua tại Hà Nội, nhiệm vụ trọng tâm ngành y tế giai đoạn này sẽ là nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở; mở rộng diện bao phủ của các dịch vụ y tế; đổi mới cơ chế tài chính, thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân...

Giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế cho biết, việc giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công đã tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động phân bổ nguồn tài chính trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả, mở rộng các hoạt động dịch vụ y tế.

Đối với các nhiệm vụ liên quan đến sử dụng tài chính y tế hiệu quả, bước đầu nghiên cứu và thực hiện đổi mới phương thức chi trả dịch vụ y tế thông qua thí điểm sửa đổi thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo định suất và thí điểm phương thức chi trả chi phí khám chữa bệnh theo nhóm chẩn đoán (DRG). Việc thực hiện quản lý giá thuốc theo quy định về đấu thầu mua thuốc theo Thông tư 01/2012/TT-BYT-BTC và các văn bản liên quan đã cho thấy kết quả tích cực về việc cắt giảm chi phí thuốc thanh toán BHYT. Tại nhiều địa phương, giá trị thuốc trúng thầu đã giảm được 20-30% so với kế hoạch của các gói thầu. Kết quả phân tích chi bình quân lượt khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú giai đoạn 2010-2014 cho thấy đà tăng chi phí đã giảm đi rõ rệt.

Trong lĩnh vực BHYT đã đáp ứng về cơ bản các nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch 5 năm 2011-2015. Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH Việt Nam và các bộ, ngành, đơn vị liên quan xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHYT, trong đó, đặc biệt là việc Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật BHYT 2014, có hiệu lực từ 1/1/2015. Diện bao phủ BHYT được mở rộng từ 60,9% năm 2010 lên 71,6% năm 2014 và dự kiến đạt 75% dân số năm 2015. Cùng với việc mở rộng độ bao phủ dân số có BHYT, quyền lợi của người có thẻ BHYT cũng được tăng lên. Mức đồng chi trả đã được điều chỉnh giảm đối với một số nhóm. Tính trung bình một người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh 2,1 lần/năm 2014 tăng 8,5 lần so với năm 2010.

Đầu tư cho y tế còn nhiều hạn chế

Bộ Y tế cho biết, khó khăn hiện nay trong công tác tài chính y tế đó là đầu tư cho y tế dự phòng còn hạn chế, nhiều địa phương chưa phân bổ đủ mức tối thiểu 30% cho y tế dự phòng theo Nghị quyết 18 của Quốc hội; ở một số địa phương khi có dịch xảy ra mới được cấp kinh phí nên việc chủ động phòng, chống dịch bệnh ngay từ khi chưa xảy ra còn hạn chế. Cơ chế tài chính chưa khuyến khích chất lượng, hoạt động y tế dự phòng và y tế công cộng hiệu quả.

Theo đó, dù tỷ lệ dân số được bao phủ BHYT có tăng nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức trong việc mở rộng độ bao phủ cho khoảng 25% dân số còn lại chưa tham gia BHYT, trong đó, chủ yếu là người cận nghèo, người có mức thu nhập trung bình. Tỷ lệ chi tiền túi của hộ gia đình cho y tế còn cao. Bên cạnh đó, việc huy động nguồn lực từ khu vực ngoài nhà nước cho y tế còn hạn chế. Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa, liên doanh, liên kết tuy kết quả có nhiều mặt tích cực nhưng cũng còn có tình trạng lạm dụng kỹ thuật, xét nghiệm, chiếu chụp. Giá dịch vụ y tế vẫn chưa thực hiện tính đúng và thu đủ chi phí, mới chỉ tính 3/7 yếu tố chi phí trực tiếp nhưng nhiều địa phương mới quyết định ở mức 60-80% chi phí của 3 yếu tố nên mức thu thấp, không đảm bảo cân đối thu, chi của đơn vị. Do chưa tính khấu hao nên các đơn vị chưa có nguồn tài chính vững bền để tái đầu tư và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Việc trao quyền tự chủ tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng tài chính...           Ảnh: TM

Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016-2020, ông Nguyễn Nam Liên cho biết sẽ đổi mới cơ chế tài chính, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Trong đó, sẽ tiếp tục tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho y tế với tốc độ tăng chi cao hơn tốc độ tăng chi trung bình của NSNN theo Nghị quyết 18 của Quốc hội. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ chi tiêu công cho y tế (gồm NSNN, BHYT xã hội và viện trợ) đạt tối thiểu 60% tổng chi tiêu xã hội cho y tế. Huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội đầu tư cho y tế, tạo nguồn thu ngân sách mới cho y tế như thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá, đồ uống có cồn; xây dựng và mở rộng các mô hình tự vay vốn đầu tư, hợp tác đầu tư, kết hợp công tư trong y tế.

Trong việc phân bổ, sẽ đầu tư có trọng điểm, ưu tiên cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, ưu tiên cho trạm y tế xã, xây dựng một số trung tâm xét nghiệm cho cụm trạm y tế xã ở xa bệnh viện huyện; thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế trong thanh toán BHYT và trong các bệnh viện công, thực hiện kiểm soát giá các bệnh viện, nhất là các bệnh viện ngoài công lập theo pháp luật về giá. Tăng cường tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Hoàn thiện cơ chế quản lý bệnh viện theo hướng công khai, minh bạch, hiệu quả. Nghiên cứu thí điểm mô hình quản trị bệnh viện công theo mô hình quản trị doanh nghiệp,...

Chiêm Hương - Theo SKDS
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng