Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những văcxin quan trọng cần tiêm cho trẻ trên một tuổi

Trẻ trên một tuổi cần được tiêm nhắc lại hoặc thêm một số văcxin, đặc biệt là mũi phòng sởi-rubella, viêm não Nhật Bản.

Những văcxin quan trọng cần tiêm cho trẻ trên một tuổi

Trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ dưới một tuổi cần tiêm chủng đầy đủ 8 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm là lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib, bại liệt, sởi. Trẻ 18 tháng tuổi phải tiêm nhắc lại văcxin bạch hầu - ho gà - uốn ván mũi 4 (DPT4) và văcxin sởi-rubella miễn phí. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ tiêm các mũi văcxin này chưa cao như văcxin tiêm chủng cho trẻ dưới một tuổi.

Sau một tuổi, trẻ được tiêm miễn phí văcxin phòng bạch hầu-ho gà-uốn ván; sởi-rubella và viêm não Nhật Bản. Ảnh: H.B.

Sau một tuổi, trẻ được tiêm miễn phí văcxin phòng bạch hầu-ho gà-uốn ván; sởi-rubella và viêm não Nhật Bản. Ảnh: H.B.

Trước một tuổi trẻ còn nhỏ, miễn dịch yếu, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vì thế, việc tiêm văcxin phòng ngừa bệnh cho trẻ được cha mẹ tuân thủ khá nghiêm ngặt. Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn, một số phụ huynh nghĩ con khỏe hoặc do quên (thời điểm tiêm nhắc lại cách khá xa) mà lơ là không đưa trẻ đi tiêm các mũi văcxin theo lịch. Thực tế, những mũi tiêm đó cũng không kém phần quan trọng để tiếp tục bảo vệ đứa trẻ phòng bệnh.

Lý giải điều này, tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết với một số văcxin sau khi tiêm đủ liều cơ bản thì kháng thể có tác dụng bảo vệ trong một thời gian nhất định. Theo thời gian lượng kháng thể này giảm dần, vì thế trẻ lớn, người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Các mũi tiêm nhắc lại rất cần thiết giúp cơ thể duy trì kháng thể bảo vệ lâu dài trước sự tấn công của mầm bệnh. Vì thế các bậc cha mẹ cần lưu ý việc tiêm chủng nhắc lại cho trẻ giúp bảo vệ trẻ tốt nhất.

Chẳng hạn, với văcxin sởi, sau khi tiêm mũi thứ nhất trước một tuổi còn khoảng 15% số trẻ không có miễn dịch phòng bệnh. Vì thế, trẻ 18 tháng tuổi được tiêm văcxin sởi - rubella sẽ thêm cơ hội tạo miễn dịch phòng bệnh.

Một văcxin quan trọng khác cha mẹ cần ghi nhớ là ba mũi văcxin viêm não Nhật Bản được tiêm cho trẻ 1-5 tuổi. Mùa bệnh viêm não Nhật Bản bắt đầu tháng 5, cao điểm tháng 6-7. Đây là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong và di chứng cao. Ước tính, khoảng 30% bệnh nhân nhập viện tử vong, khoảng 30-50% trường hợp trẻ qua khỏi thì bị các di chứng thần kinh và tâm thần nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. Nguy cơ tử vong thường xảy ra trong 7 ngày đầu khi bệnh nhân có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng tổn thương não.

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng, tuy nhiên trẻ phải được tiêm đủ liều. Nếu chỉ tiêm một mũi văcxin thì không có hiệu lực bảo vệ, tiêm đủ hai mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%. Tiêm đủ ba mũi văcxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B thì hiệu lực bảo vệ đạt 90-95%. Hiện nay văcxin viêm não Nhật Bản được tiêm chủng miễn phí cho trẻ em tại các trạm y tế xã, phường hàng tháng trên toàn quốc. Cha mẹ lưu ý, tiêm văcxin viêm não Nhật Bản mũi ba khi trẻ hai tuổi.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên chủ động cho trẻ đi tiêm các mũi văcxin phòng phế cầu, thủy đậu... tại các điểm tiêm chủng dịch vụ.

Lịch tiêm chủng cho trẻ trong chương trình Tiêm chủng mở rộng

(tiêm miễn phí tại trạm y tế xã, phường)

STT Tuổi của trẻ Văcxin phòng bệnh
1 Sơ sinh

- Lao

- Viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh

2 2 tháng

- Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván-Viêm gan B-Hib mũi 1

- Bại liệt lần 1

3 3 tháng

- Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván-Viêm gan B-Hib mũi 2

- Bại liệt lần 2

4 4 tháng

- Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván-Viêm gan B-Hib mũi 3

- Bại liệt lần 3

5 5 tháng - Bại liệt tiêm (IPV)
6 9 tháng - Sởi mũi 1
7 18 tháng

- Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván mũi 4

- Sởi-Rubella

8 1-5 tuổi

- Viêm não Nhật Bản mũi 1

- Viêm não Nhật Bản mũi 2 (1-2 tuần sau mũi 1)

- Viêm não Nhật Bản mũi 3 (một năm sau mũi 2)

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vắc xin và nuôi con theo kiểu tự nhiên

Phương Trang - Theo Vnexpress
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm