Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những trường hợp nào được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT ?

Nghị định 146 quy định 3 mức hưởng BHYT đối với từng đối tượng là 80%, 95% và 100%. Trong đó, có 05 trường hợp được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế (BHYT) Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/12/2018.

5 trường hợp được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh

Nghị định 146 quy định 3 mức hưởng BHYT đối với từng đối tượng là 80%, 95% và 100%. Trong đó, có 05 trường hợp được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT.

Cụ thể: Thứ nhất, hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh với các đối tượng gồm người có công với cách mạng; cựu chiến binh; người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; thân nhân của người có công với cách mạng; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.

Thứ hai, hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật đối với người hoạt động cách mạng trước năm 1945, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, trẻ em dưới 06 tuổi.

Thứ ba, hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh tại tuyến xã

Thứ tư, hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh đối với các trường hợp chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% lương cơ sở (Hiện nay lương cơ sở là 1,39 triệu đồng/tháng).

Thứ năm, hỗ trợ 100% chi phí khám chữa bệnh khi người bệnh tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ khi tự đi KCB không đúng tuyến.

nhung-truong-hop-nao-duoc-huong-100-chi-phi-kham-chua-benh-bhyt--1

Nghị định 146 quy định có 5 trường hợp được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT.

Chậm nhất đến ngày 01/01/2020 phát hành thẻ BHYT điện tử

Nghị định 146 cũng quy định, đối tượng tham gia BHYT thành 6 nhóm: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;  nhóm do cơ quan BHXH đóng; nhóm do ngân sách nhà nước đóng; nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng; nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình; nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Nghị định quy định, thẻ BHYT do cơ quan BHXH phát hành và phản ánh được các thông tin:

Thông tin cá nhân của người tham gia BHYT, bao gồm: Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh; địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc; Mức hưởng BHYT; Thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng; Nơi đăng ký KCB BHYT ban đầu; Thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí KCB BHYT, thời gian tham gia BHYT liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ BHYT lần sau nối tiếp lần trước, trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng;

Ảnh của người tham gia BHYT (trừ trẻ em dưới 06 tuổi) đối với trường hợp người tham gia BHYT không có giấy tờ xác nhận thân nhân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi quản lý học sinh, sinh viên, hoặc giấy tờ chứng minh thân nhân hợp pháp khác.

Nghị định cũng quy định, chậm nhất đến ngày 01/01/2020 cơ quan BHXH phải có trách nhiệm thực hiện phát hành thẻ BHYT điện tử cho người tham gia BHYT.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm thế nào để cắt giảm chi phí chăm sóc sức khỏe?

Thái Bình - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm