Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thói quen có thể dẫn đến bệnh tiểu đường

Bị thừa cân hoặc thói quen ăn uống không tốt không phải là những nguyên nhân duy nhất dẫn đến bệnh tiểu đường. Và bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, một số thói quen hàng ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường.

Những thói quen có thể dẫn đến bệnh tiểu đường

Bạn giảm uống cà phê

Thói quên uống cà phê không hẳn là một thói quen xấu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ cà phê (cả cà phê đã tách caffein và cà phê chưa tách caffein) đều có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường typ 2. Một nghiên cứu tại Đại học Harvard chỉ ra rằng, những người uống 6 ly cà phê/ngày có nguy cơ bị tiểu đường thấp hơn 33% so với những người không uống cà phê. Một số thành phần trong cà phê có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và có thể làm tăng cường khả năng chuyển hóa glucose, giúp glucose chuyển hóa từ glucose sang năng lượng.

Bạn thức khuya

Nếu bạn có thói quen thức khuya, bạn có thể sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao hơn. Một nghiên cứu gần đây của Hàn Quốc chỉ ra rằng, những người có thói quen thức khuya sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao hơn so với những người thường đi ngủ sớm, kể cả khi đã ngủ đủ 8 tiêng smột ngày. Những người thức khuya thường có thời gian tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo và tiếp xúc với điện thoại di động dài hơn,tình trạng này có thể làm giảm sự nhạy cảm của insulin và giảm khả năng tự điều tiết của đường máu.

Thức khuya cũng có liên quan đến việc suy giảm chất lượng giấc ngủ, mất ngủ và từ đó cũng có thể gây cản trở quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Chế độ ăn chứa ít probiotic

Nguy cơ bị tiểu đường của bạn sẽ tăng lên nếu bạn có nhiều vi khuẩn xấu hơn vi khuẩn tốt trong dường ruột. Hệ tiêu hóa cần có các vi khuẩn tốt, hay còn gọi là cac probiotic để hỗ trợ tiêu hóa. Ít probiotic có thể dẫn đến tình trạng viêm, thận chí có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin. Hãy ăn các loại thực phẩm như sữa chua, dưa cải bắp lên men và một số loại phô mai để tăng cường probiotic.

Bạn để thức ăn trong đồ hộp nhựa và quay trong lò vi sóng.

Làm nóng lại thực phẩm có thể sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu tại New York chỉ ra rằng, 2 loại chất hóa học sử dụng để tạo ra màng bọc thực phẩm và hộp nhựa dùng 1 lần có liên quan đến việc tăng nguy cơ bị tiểu đường ở trẻ nhỏ. Những chất hóa học này làm tăng tình trạng kháng insulin và tăng lượng đường huyết.

Bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá ít

Việc bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và khỏi tình trạng ung thư da là vô cùng quan trọng. Nhưng nếu bạn tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoàn toàn, bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao hơn. Theo một nghiên cứu tại Tây Ban Nha, những người bị thiếu vitamin D sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường cao hơn, cho dù cân nặng của họ là bao nhiêu. Các nhà nghiên cứu tin rằng, vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của tuyến tụy – tuyến chịu trách nhiệm sản xuất insulin và điều tiết đường huyết.

Bạn có thể cân nhắc đến việc uống bổ sung vitamin D hoặc tăng cường bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm: ví dụ như cá hồi, sữa bổ sung vitamin D hoặc ngũ cốc bổ sung vitamin D.

Bạn dành nhiều thời gian để xem tivi

Nghiên cứu tại trường Đại học Pittburgh chỉ ra rằng, với mỗi giờ ngồi xem tivi, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn sẽ tăng lên thêm 4%. Ngồi quá nhiều có thể dẫn đến tăng tích lũy mỡ nội tạng và từ đó, tăng số đo vòng eo của bạn. Bụng quá to sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ bị tiểu đường bởi sẽ làm giảm tình trạng nhạy cảm với insulin.

Bạn bỏ bữa sáng

Bỏ bữa sáng không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi vào cuối buổi sáng mà còn làm tăng nguy cơ bị tiểu đường typ 2. Khi cơ thể bạn bị đói, mức insulin trong cơ thể sẽ bị cản trở, và do đó, việc kiểm soát đường huyết sẽ trở nên khó khăn hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bổ sung vitamin tổng hợp ở bệnh nhân tiểu đường

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Reader's Digest
Bình luận
Tin mới
Xem thêm