Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thắc mắc thường gặp về đậu nành

Đậu nành là một loại thực vật giàu dinh dưỡng nhưng tác động của nó đối với sức khỏe con người vẫn còn gây khá nhiều tranh cãi. Hãy xem các chuyên gia nói gì về lợi và hại của đậu nành.

Những nghiên cứu y khoa từ những năm 1960 đã chỉ ra rằng đậu nành là nguồn cung cấp protein tuyệt vời và có thể sử dụng để thay thế thịt trong chế độ ăn của những người ăn chay. Đến năm 1990, nghiên cứu cho thấy sử dụng đậu nành có thể là giải pháp cho một số vấn đề về sức khỏe như béo phì, bệnh tim mạch và ung thư. Thực tế cho thấy dân cư châu Á thường ít bị béo phì hơn, có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch thấp hơn và có ít báo cáo về các trường hợp ung thư vú hơn là người dân Mỹ nguyên nhân là do họ tiêu thụ nhiều đậu nành hơn.

Nhưng khi các nhà khoa học bắt đầu tiến hành nghiên cứu về giả thuyết này thì họ không thể chứng minh một cách rõ ràng về tác dụng tốt đối với sức khỏe của đậu nành. Trên thực tế, họ bắt đầu lo lắng vì đậu nành có thể thực sự gây hại cho sức khỏe của con người, bởi nồng độ cao của các hợp chất giống estrogen như genistein và daidzin thuộc nhóm isoflavone được tìm thấy trong đậu nành có thể kích thích các tế bào ung thư và khiến chúng lan nhanh hơn.

Các nhà khoa học còn có lý do để tin rằng những estrogen có nguồn gốc thực vật này có thể dẫn đến một số vấn đề khác như gây vô sinh ở phụ nữ. Tuy nhiên một số nghiên cứu khác lại tiếp tục khám phá về những lợi ích của đậu nành, như làm giảm triệu chứng tiền mãn kinh, cải thiện các triệu chứng bệnh hen và làm giảm cholesterol máu.

Vậy, đậu nành là tốt hay xấu? Dưới đây là câu trả lời mà các nhà khoa học cung cấp về những thắc mắc xoay quanh loại hạt này.

Cho rằng: Đậu nành có thể khiến các tế bào ung thư vú phát triển nhanh hơn

Mặc dù các nhà khoa học đồng tình rằng đậu nành không gây ra ung thư, vài cuộc nghiên cứu đã đặt câu hỏi rằng chất phytoestrogens trong đậu nành có thể "tiếp sức" cho tế bào ung thư, khiến chúng lan nhanh hơn. Một nghiên cứu sơ bộ vào năm 1987 đã chỉ ra rằng một chế độ ăn có 20% protein từ đậu nành có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng tiêu thụ đậu nành ở mức độ trung bình có thể gây kích hoạt một số gien khiến tế bào ung thư vú lan rộng ở một số phụ nữ.

Tuy nhiên những nghiên cứu khác lại không chỉ ra mối liên hệ nào giữa việc tiêu thụ đậu nành với sự lan rộng của tế bào ung thư, và một số nghiên cứu quan sát còn cho rằng tiêu thụ đậu nành thực tế có thể giúp phòng nguy cơ tái phát ung thư.

Những nghiên cứu về khả năng gây ung thư trên đậu nành xuất phát từ những nghiên cứu trên động vật đối với phytoestrogens trong đậu nành. Nhưng các nghiên cứu trên đối tượng phụ nữ lại cho thấy đậu nành có thể có ích. Ngay cả khi bạn có lo lắng về nguy cơ ung thư, bạn vẫn có thể ăn 1-2 khẩu phần thực phẩm từ đậu nành như đậu hũ, miso mà vẫn an toàn.

Cho rằng: Đậu nành có thể khiến nam giới phát triển ngực

Vào năm 2008, một cựu binh sỹ đi khám bác sỹ vì anh ta bỗng nhiên bị chứng vú to, giảm ham muốn tình dục và rối loạn chức năng cương dương. Và sau khi khám, bác sỹ yêu cầu anh ta giảm uống sữa đậu nành.

Sau khi kiểm tra kỹ, bác sỹ đã khám phá ra rằng người đàn ông này có nồng độ estrogen cao gấp 8 lần bình thường, nguyên nhân là do anh ta mắc chứng không dung nạp lactose nên đã chuyển qua sử dụng sữa đậu nành.

Anh ta còn thừa nhận rằng mình đã tiêu thụ khoảng 3 lít sữa đậu nành mỗi ngày, gấp khoảng 6-12 lần lượng mà Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ đã khuyến cáo.

Do vậy, vấn đề ở đây không phải là người đàn ông này đã uống sữa đậu nành mà do anh ta đã dùng nó nhiều quá mức. Và những cuộc nghiên cứu khác về tác động của sữa đậu nành với nam giới khẳng định điều này.

Theo tiến sỹ David Katz thuộc Đại học Yale, một chế độ dinh dưỡng lành mạnh bao gồm rất nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng và đậu nành chỉ nên là một trong số đó. Bạn không nên sử dụng quá nhiều một thứ gì cho dù nó có tốt đến đâu.

Cho rằng: Đậu nành có thể khiến bệnh suy giáp tiến triển nặng hơn

Vào đầu những năm 2000, những tranh cãi đã nổ ra xung quanh hiệu quả có lợi của đậu nành. Một bên cho rằng isoflavone trong đậu nành có thể ức chế hoạt động của tuyến giáp, gây nên bệnh bướu cổ và những bất thường khác tại tuyến giáp. Các nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng đậu nành còn có thể khiến tình trạng rối loạn tuyến giáp trở nên tồi tệ hơn.

Một nghiên cứu trên đối tượng trẻ em mắc bệnh suy giáp cho thấy rằng những sản phẩm từ đậu nành có thể tương tác với những loại thuốc điều trị và gây suy giảm nhiều hoạt động tuyến giáp nhiều hơn. Một nghiên cứu khác trên người lớn đang bị tiền vấn đề tuyến giáp đã chứng minh một chế độ ăn tiêu biểu của những người ăn chay (gồm 30 gram đậu nành/ngày) có thể tăng 3 lần nguy cơ tiến triển bệnh suy giáp.

Những người có vấn đề về tuyến giáp thực sự nên cẩn thận khi ăn đậu nành. Nếu ăn bất cứ món nào có đậu nành, họ cũng nên đợi 4 tiếng sau mới dùng thuốc.

Cho rằng: Phần lớn đậu nành được chế biến không tốt

Tất cả mọi người, bất kể chức năng tuyến giáp như thế nào cũng đều nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa hàm lượng cao đậu nành như thực phẩm chức năng, viên uống, bột hay thậm chí cả thanh protein từ đậu nành.

Bên cạnh rất nhiều thành phần không được liệt kê trong những sản phẩm này, việc sử dụng thực phẩm chức năng hay ăn nhiều đậu nành có thể làm lượng tiêu thụ vượt quá nhu cầu khuyến nghị hàng ngày.

Ngoài việc làm tăng vọt nồng độ estrogen và gây ra chứng vú to ở những người đàn ông uống quá nhiều đậu nành, sử dụng hàm lượng cao đậu nành còn có liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng buồng trứng.

Trong một nghiên cứu tổng quan đánh giá tác động của đậu nành đối với hoạt động của buồng trứng, các nhà khoa học nhận thấy rằng tiêu thụ nhiều hơn 100 mg isoflavone từ đậu nành một ngày có thể làm suy giảm chức năng buồng trứng. Tuy nhiên chỉ tiêu thụ ở mức độ trung bình thì không có ảnh hưởng gì.

Bạn không nên ăn quá 3 thanh protein từ đậu nành mỗi ngày, cùng với quá nhiều thực phẩm từ đậu nành khác. Vì đậu nành được chế biến thành rất nhiều dạng như chiết xuất, dầu đậu nành, và lecithin từ đậu nành có trong nhiều thực phẩm đóng gói sẵn, người dùng có thể không nhận thức được họ đã ăn bao nhiêu mỗi ngày.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng cách tốt nhất là lựa chọn những sản phẩm tự nhiên từ đậu nành ít qua chế biến như miso, đậu phụ, hay sữa đậu nành không đường…

Cho rằng: Đậu nành có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Mặc dù đậu nành được cho là có nguy cơ gây ung thư, gây rối loạn sinh sản ở nam giới và ảnh hưởng xấu đến căn bệnh suy giáp nhưng hiệu quả của nó đối với tim mạch thì không thể chối cãi. Các nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra rằng đậu nành giúp giảm cholesterol máu, hạ huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh.

Nhưng các nghiên cứu về sau lại cho rằng đậu nành có ít tác động trực tiếp đối với tim mạch. Tuy vậy, nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho rằng dùng đậu nành có thể làm giảm việc dùng các chất béo bão hòa và tăng nạp thêm chất xơ so với chế độ ăn bình thường. Do đó, lợi ích của đậu nành cho tim là tác dụng của một chế độ ăn lành mạnh hơn.

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm