Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những phát minh y học làm thay đổi thế giới năm 2017

Tại Hội nghị Sáng kiến y học 2016, tổ chức Cleveland Clinic (CC) Mỹ đã công bố Top 10 thành tựu y tế triển vọng nhất 2017. Theo CC, đây là những sáng kiến có thể làm thay đổi thế giới trong tương lai gần, trong đó 7 phát minh dưới đây được xem là nổi trội.

Ứng dụng microbiome trong y học

Nói đến lợi ích của hệ tiêu hoá, chính xác hơn là ruột, y học coi đây là “mỏ vàng” đích thực. Nó có chứa hàng nghìn tỷ vi khuẩn hay microbiome, tuy nhiên, sự hiểu biết và ứng dụng microbiome vẫn còn hạn chế. Trong 10 năm qua, y học đã khai thác ngày càng hiệu quả “mỏ vàng” có sẵn này. Các hóa chất do  microbiome bài tiết để can thiệp và tiêu hóa thức ăn đã được nghiên cứu dùng cho mục đích chữa bệnh, thậm chí còn được dùng cho nghiên cứu, khám phá ra cơ chế gây bệnh và phát triển của bệnh tật. Các công ty công nghệ sinh học hiện đang chuyển từ thị trường di truyền sang thị trường microbiome, tìm ra các giải pháp mới để chẩn đoán, chữa trị bệnh, cho ra đời sản phẩm “probiotic”, ngăn chặn sự mất cân bằng của vi khuẩn độc hại ngay trong cơ thể người. Năm 2017 được xem là năm của microbiome với những sản phẩm đầy hứa hẹn nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho con người.

Thuốc đái tháo đường mới giảm biến chứng tim mạch và tử vong

Gần 1 thập kỷ trở lại đây, xuất hiện làn sóng các loại thuốc đái tháo đường mới, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, nhất là nhóm đái tháo đường týp 2. Một nửa số bệnh nhân tử vong vì biến chứng tim mạch, tỷ lệ sống chỉ đạt 70% sau sinh nhật lần thứ 65.

 

Trong năm 2016, một vài loại thuốc mới xuất hiện, giảm đáng kể tỷ lệ tử vong như thuốc empaglifozin đã làm giảm nguy cơ biến chứng bệnh tim bằng cách tăng cường sức khỏe thận, hay thuốc liraglutide lại có hiệu ứng toàn diện hơn với nhiều cơ quan trong cơ thể. Với những kết quả đạt được, khoa học dự đoán, năm 2017 sẽ đánh dấu một sự thay đổi mang tính điểm nhấn trong các dòng sản phẩm kê toa cho bệnh nhân đái tháo đường cũng như xuất hiện làn sóng mới trong nghiên cứu, tìm ra thế hệ dược phẩm đái tháo đường týp 2 hứa hẹn hơn, giảm đáng kể các biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Liệu pháp CAR-T điều trị bệnh bạch cầu và u lympho

Năm 2016 có gần 16.000 trẻ em, thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, hơn 1/4 số này bị bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, một tin tốt lành đến với nhóm bệnh nói trên là tới đây, liệu pháp miễn dịch tế bào lần đầu tiên sẽ được tung ra thị trường, ngay cả giai đoạn bệnh tiến triển cũng có thể được chữa khỏi. Liệu pháp tế bào T thụ thể kháng nguyên (CAR-T) đại diện cho một liệu pháp miễn dịch nơi mà hệ thống miễn dịch tế bào T của bệnh nhân sẽ được loại bỏ và được tái lập trình về mặt di truyền để tìm và diệt các tế bào khối u. Liệu pháp này còn có khả năng tìm kiếm kháng nguyên, tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư ngoại lai đi kèm để giảm thiểu tái phát.

Hy vọng, miễn dịch tế bào một ngày nào đó có thể thay thế hóa trị liệu, loại bỏ tác dụng phụ, tạo điều kiện phục hồi và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Sinh thiết dịch để tìm ra ADN khối u

Từ lâu, y học đã mơ tới việc tránh được lỗi sai lầm khi sinh thiết, giấc mơ này sắp trở thành hiện thực bằng việc ra đời xét nghiệm máu có tên “sinh thiết dịch lỏng” để tìm ra chỉ dấu của ADN thực, hoặc ADN tuần hoàn không tế bào (ctDNA) được khối u bài tiết vào máu. Lợi thế của kỹ thuật này là ctDNA có trong máu phong phú gấp hơn 100 lần so với trong các tế bào khối u.

Ra đời ketamin trị bệnh trầm cảm kháng thuốc

Một loại thuốc được sử dụng để gây mê có tên ketamin ra đời từ thập niên 60 ở thế kỷ trước được y học phát hiện thấy có khả năng nhắm đúng mục tiêu và ức chế hoạt động của thụ thể tế bào thần kinh N-methyl-D-aspartate (NMDA). Kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy, hiệu quả vượt qua điều mong đợi, 70% bệnh nhân kháng thuốc trầm cảm (TRD) cải thiện triệu chứng trong vòng 24 giờ sau khi được tiêm một liều thấp ketamin.

Tự xét nghiệm chẩn đoán HPV

Tại những vùng sâu vùng xa ở các quốc gia đang phát triển, tỷ lệ phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung ngày càng tăng, thủ phạm chính là virut HPV. Mặc dù có nhiều bước tiến trong công tác phòng và điều trị HPV, nhưng thực tế số người được xét nghiệm HPV và dùng vắc-xin vẫn còn thấp. Để khắc phục, các nhà khoa học đã phát triển thành công bộ dụng cụ tự chẩn đoán HPV gồm 1 ống nghiệm, 1 que thử và các dụng cụ cần thiết khác. Bộ kit này có thể giúp phụ nữ tự xét nghiệm cho bản thân và gửi mẫu cho phòng thí nghiệm và có kết quả ngay.

Stent hấp thụ sinh học

Trung bình mỗi năm có khoảng 600.000 người sử dụng stent kim loại để điều trị chứng nghẽn động mạch vành. Phần lớn các loại ống stent này không phải là vĩnh viễn, chưa kể nhược điểm ức chế lượng máu tự nhiên lưu thông và gây ra các biến chứng ngoài mong muốn, nhất là hiện tượng cục đông máu. Để khắc phục, tháng 7/2016, FDA đã phê duyệt cho phép sử dụng ống stent hấp thụ sinh học hay stent tự tiêu (Bioabsorbable stent).

Ông stent mới này được chế từ vật liệu polymer có thể tự tiêu sau hai năm làm nhiệm vụ thông tắc động mạch, sau đó được cơ thể hấp thụ giống như chỉ phẫu thuật tự tan. Bệnh nhân không phải dùng chống thuốc đông máu và các giải pháp điều trị khác.

Khắc Nam - Theo Sức khỏe & Đời sống/Cleveland.com
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm