Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những mẹo giúp bạn có nhiều sữa

Bạn không biết làm thế nào để có nhiều sữa hơn và phân vân không rõ các mẹo dân gian có thể áp dụng được không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn.

Cho con bú nhiều hơn

Càng cho con bú nhiều, cơ thể bạn càng sản xuất ra nhiều sữa. Không cần thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt theo thời gian biểu để cho con bú. Cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ đói, miễn là bé muốn, đặc biệt là trong tuần đầu tiên khi bạn bắt đầu có sữa và chú ý chỉ cho trẻ bú sang bên còn lại khi đã hết một bên vú.

Đừng lo lắng

Nhiều bà mẹ nghĩ rằng họ có ít sữa trong khi thực tế thì không có vấn đề gì cả. Miễn là con của bạn ngủ ngon, tỉnh táo, hoạt động và thường xuyên đi tè thì có nghĩa là bé được bú đủ. Bạn cũng cần biết rằng phải một vài ngày sau khi sinh sữa mới về nhiều. Trong thời gian này bé vẫn bú được sữa non là những sữa đầu tiên rất giàu dinh dưỡng.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tới việc tiết sữa. Nếu bạn nên nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể. Cắt giảm bớt các hoạt động bên ngoài và dành thời gian ngủ với bé, ăn uống và cho bé bú. (Tất nhiên điều này rất dễ dàng thực hiện trong những tháng đầu sau sinh nhưng khi bé lớn hơn, bạn cũng cần chú ý ngủ đủ giấc).

Kiểm soát căng thẳng

Mặc dù căng thẳng có thể không làm ảnh hưởng tới việc sản xuất sữa nhưng nó có thể làm cản trở phản xạ xuống sữa (khi sữa được giải phóng vào các ống dẫn sữa) và làm cho bé khó bú được sữa. Chăm sóc cho bản thân chính là cách tốt nhất để bạn có thể chăm sóc cho bé. Bạn cũng cần yêu cầu sự giúp đỡ của bạn tình, gia đình và bạn bè trong những vấn đề khác. Hạn chế việc khách đến chơi trong những tuần đầu sau sinh để bạn có không gian yên tĩnh cho con bú và kích thích sữa xuống.

Tìm kiếm sự hỗ trợ

Bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ những bà mẹ khác cũng đang cho con bú và học hỏi kinh nghiệm từ họ. Nếu mẹ của bạn, bạn bè hay bà của bạn cũng từng nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cũng nên tham khảo kinh nghiệm của họ. nếu bạn cảm thấy dễ bị tổn thương khi nguồn sữa của bạn đang bắt đầu về, tránh những người có thể làm bạn bị ảnh hưởng hoặc gây khó khăn đến việc tiết sữa.

Tránh sử dụng bia và các đồ uống có cồn khác

Bạn có thể đã từng nghe nói bia sẽ kích thích tiết sữa nhưng thực tế thì những đồ uống có cồn làm giảm sản xuất sữa. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi uống một hoặc hai ly rượu, phụ nữ sẽ mất nhiều thời gian hơn để sữa được bài xuất ra và tổng lượng sữa cũng giảm.

Uống nhiều nước

Nếu bạn mất nước, bạn sẽ sản xuất ít sữa hơn. Khi bạn quá bận rộn trong việc chăm sóc bé, bạn có thể mang theo chai nước bên mình và đừng quên uống nước. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tăng cường ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều nước như hoa quả và rau củ.

Chăm sóc bạn cũng chính là chăm sóc cho bé

Để duy trì việc sản xuất sữa và đảm bảo sức khỏe, nếu bạn đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, bạn cần phải bổ sung thêm 300-500 calo mỗi ngày, nhiều hơn những gì bạn cần trong quá trình mang thai. Chế độ ăn uống tốt nhất cho một phụ nữ cho con bú chỉ đơn giản là lành mạnh và bình thường với nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên hạt.

Không cho trẻ bú bình quá sớm

Không nên cho trẻ bú bình vào những tuần đầu tiên khi sữa của bạn mới về, tất cả những gì con của bạn nên làm trong thời điểm này là bú mẹ càng nhiều càng tốt. Sự bú, mút của trẻ tốt hơn nhiều so với những gì mà một dụng cụ vắt sữa có thể làm; chúng sữa kích thích bạn tiết sữa nhiều hơn, phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Các thảo dược có hữu ích không?

Một số thảo dược được cho là có hiệu quả kích thích tiết sữa ở nhiều bà mẹ. Nghiên cứu cho thấy những sản phẩm này không thực sự kích thích sản xuất sữa nhưng nhìn chung chúng an toàn khi cho con bú. Tuy nhiên, bạn cũng nên nói chuyện với bác sĩ trước khi có ý định sử dụng.

Thực phẩm

Bạn không cần ăn một số thực phẩm để có thể tiết sữa nhiều hơn. Chỉ cần một chế độ ăn uống cân bằng với nhiều hoa quả, ngũ cốc, protein và một lượng vừa phải chất béo. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi, hành và bạc hà có thể làm cho sữa có mùi vị khác và bé sẽ bú nhiều hơn, do đó sữa của bạn cũng được tiết ra nhiều. Nhưng nếu em bé của bạn bị đầy hơi sau khi bạn ăn bông cải xanh, cải bắp hoặc đậu, bạn cần quay trở lại những thực phẩm khác.

Nếu bạn dùng dụng cụ vắt sữa

Nếu chủ yếu là bạn vắt sữa ra để cho bé ăn thì bạn vẫn nên áp dụng những lời khuyên ở phía trên. Khi đó, bạn cũng vẫn cần quan sát những hoạt động của bé sau khi bú để biết được nguồn sữa mà bạn cung cấp có đủ cho trẻ không.

Mát-xa ngực

Mát-xa ngực có thể giúp tăng cường thành phần chất béo cũng như tổng lượng sữa của bạn. Khi trẻ cảm đang bú một cách thoải mái, bạn có thể mát-xa xung quanh ngực và sau đó hướng về núm vú, chờ cho tới khi bé đã nuốt được một vài ngụm. Xoa bóp sang khu vực khác và lại chờ cho bé nuốt thêm. Lặp lại các động tác như vậy sẽ giúp sữa xuống nhiều và dễ dàng hơn.

Kiểm tra những thuốc bạn đang dùng

Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến tiết sữa. Chúng thường làm giảm lượng sữa của bạn, ví dụ như các thuốc kháng histamin, thuốc làm thông mũi, lợi tiểu, thuốc tránh thai có chứa estrogen và một số thuốc giảm cân. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về những thuốc mà bạn sử dụng.

Hỏi ý kiến chuyên gia

Nếu bạn đang gặp khó khăn hoặc không có kinh nghiệm trong việc nuôi con bằng sữa mẹ, các chuyên gia có thể giúp bạn làm tốt hơn.
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm