Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những khám phá mới về canxi

Canxi là nguồn sống cơ thể, là nguyên tố quan trọng không thể thiếu để đảm bảo cơ thể sống khỏe và sống lâu.

Những khám phá mới về canxi

Canxi đóng vai trò gì trong cơ thể?

Canxi chiếm khoảng 1,5 - 2% trọng lượng cơ thể. Chẳng hạn một người cân nặng 70kg, trong cơ thể chứa khoảng 1,1kg canxi. Trong cơ thể, trên 99% canxi chứa trong xương và răng, tạo ra “bộ khung” của cơ thể, 1% canxi còn lại phân bố trong tổ chức phần mềm và thể dịch (chủ yếu trong máu). Dưới trạng thái bình thường, hàm lượng canxi trong cơ thể và sự phân bố vừa ổn định vừa cân bằng, điều này rất quan trọng cho việc đảm bảo sự sống của cơ thể.

Trong quá trình sinh trưởng, cơ thể đảm bảo cân bằng về nhu cầu của 6 chất cần thiết, gồm protid, lipid, glucid, vitamin, nước và khoáng tố. Nguyên tố canxi trong chất khoáng “gánh vác” trọng trách vai trò “người truyền tin thứ hai” trong hoạt động sự sống, tham gia hầu như tất cả hiện tượng sống và chức năng của tế bào. Cơ thể nếu không có canxi tham gia hoạt động và đảm bảo cân bằng trao đổi chất bình thường, cũng khó hình thành sức khỏe xương, răng và vóc dáng khỏe đẹp.

canxi

Canxi còn tham gia điều tiết tính hưng phấn của cơ bắp, thúc đẩy nhiều loại phản ứng sinh hóa, giảm tính thẩm thấu của mao mạch, cải thiện tuần hoàn mao mạch. Tác dụng tham dự quá trình đông máu và đảm bảo chức năng màng tế bào, tham dự nhiều quá trình sinh lý và bệnh lý của cơ thể.

Cuộc đời một con người cần đảm bảo canxi có nồng độ của mức sinh lý bình thường, mới có một cuộc sống khỏe mạnh. Tại xứ ta, nhóm người độ tuổi khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, lượng hấp thu canxi thường hơi thấp, bởi vì trong bữa ăn thiếu sữa và các chế phẩm từ sữa. Khi trong bữa ăn thường không thỏa mãn nhu cầu canxi của cơ thể, nên việc bổ sung canxi thích đáng là điều cần thiết.

Mối quan hệ mới giữa canxi với cơ thể

Canxi đối với phát triển đại não. Canxi là chất quan trọng không thể thiếu cho sự trao đổi chất của thần kinh não. Đầy đủ canxi giúp ức chế sự hứng phấn khác thường của thần kinh đại não, làm cho ta cảm xúc ổn định. Thiếu canxi  làm cho ta bồn chồn, cảm xúc bất ổn.

canxi

Canxi đối với huyết áp. Cơ thể thiếu canxi sẽ kích thích sản sinh nhiều polypeptide gây tăng huyết áp. Người có lượng canxi hấp thu thường ngày dưới 300mg so với người có lượng canxi hấp thu bình thường, có tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp cao gấp 2 - 3 lần.

Canxi đối với thị lực. Canxi tham dự hoạt động sinh lý bình thường của thần kinh thị giác, còn làm cho nhãn cầu đủ tính đàn hồi. Canxi hấp thu kém thì chức năng cơ mắt chịu sự ảnh hưởng, mắt dễ bị căng thẳng, mệt mỏi, thị lực suy giảm.

Canxi đối với sức miễn dịch. Canxi giúp kích hoạt tế bào miễn dịch lympho, cải thiện khả năng nuốt của thực bào, đồng thời thúc đẩy hình thành globulin trong máu, tăng sức miễn dịch cơ thể, ức chế sự sinh sôi của tế bào có hại.

Canxi đối với khả năng tiêu hóa. Canxi kích hoạt nhiều loại men tiêu hóa gồm lipase, amylase, cải thiện khả năng tiêu hóa protid, lipid, glucid. Canxi hấp thu kém dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, giảm sự thèm ăn.

Canxi đối với khả năng thanh lọc. Gan là cơ quan quan trọng giúp giải độc, các loại độc tố dưới tác dụng của tế bào gan biến thành chất ít độc hoặc không độc. Canxi là nguyên tố quan trọng tham dự hồi phục tế bào gan, rất quan trọng đối với việc đảm bảo chức năng bài độc của gan. Nếu canxi hấp thu kém, không chỉ bài độc kém, sức khỏe gan cũng sẽ chịu ảnh hưởng.

Canxi đối với tính đàn hồi làn da. Canxi rất quan trọng đối với việc đảm bảo sự hoàn chỉnh của màng tế bào da. Khi nồng độ ion canxi trong thể dịch giảm, tính thẩm thấu màng tế bào gia tăng, làm tăng tính thẩm thấu của da và niêm mạc đối với nước, dẫn đến giảm tính đàn hồi da, thậm chí còn gây ra ngứa da, phù thũng.

Cơ thể thiếu canxi gây ra hậu quả gì?

- Thiếu canxi mạn tính: cảm xúc không ổn định, dễ nổi nóng, dễ quạu.

- Thiếu canxi lâu dài: chán ăn, tình cảm lạnh nhạt, rối loạn nhịp tim, trí nhớ suy giảm.

- Thiếu canxi gây rối loạn tạo xương: hình thành chứng mềm xương ở người lớn, bệnh còi xương trẻ em, bệnh loãng xương ở người già.
canxi
Loãng xương ở người cao tuổi

Ngoài ra, thiếu canxi còn gây ra xương hàm kém phát triển, bệnh nha chu, sâu răng, tay chân co rút, chân vọp bể, xương dễ gãy.

Những ai cần bổ sung canxi?

Trẻ em thời kỳ đang phát triển, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, người có răng lung lay, chân vọp bể, dễ quạu, người hấp thu quá nhiều phosphor và natri, người cần dự phòng chứng loãng xương, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp cần bổ sung canxi.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vai trò của canxi đối với sức khoẻ
DS.LY. BÀNG CẨM - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm