Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những khám phá độc đáo về di truyền ít được nhắc đến

Công nghệ phát triển giúp con người khám phá ra nhiều điều mới lạ về ADN...

Gen thay đổi khi con người sống trong không gian

Các nhà khoa học tại Cơ quan nghiên cứu Hàng không & Vũ trụ Mỹ (NASA) mới đây đã thực hiện nghiên cứu ở cặp đôi song sinh cùng trứng của hai nhà du hành vũ trụ và phát hiện thấy, làm việc lâu dài trong môi trường không gian khiến ADN con người thay đổi. Cụ thể, NASA đã nghiên cứu hai anh em sinh đôi có bộ ADN giống hệt nhau là Scott Kelly và Mark Kelly. Scott Kelly, người em, lập kỷ lục sống hàng trăm ngày trong vũ trụ và mới đây, lập tiếp kỷ lục mới sống liên tục trên trạm Không gian Quốc tế (ISS) 342 ngày. Trong khi đó, Mark Kelly, người anh là phi hành gia đã về hưu, có bộ ADN hoàn toàn giống em trai mình.

Kết quả, khi quay trở lại trái đất sau chuyến du hành gần một năm hồi năm 2016, gen của  Scott có sự thay đổi đáng kể. Ví dụ, các telomeres (đầu mút bảo vệ các cặp nhiễm sắc thể) của thực sự dài hơn một cách đáng kể trong không gian. Phần lớn, gen của Scott hồi lưu về trạng thái nguyên thủy chỉ sau 2 tuần  trở về Trái đất, chỉ có khoảng 7% gen của Scott có sự thay đổi lâu dài và khác hoàn toàn khi so sánh với ADN của Mark. Ngoài ra, Scott còn cao hơn, nhẹ hơn, và sở hữu những vi khuẩn đường ruột khác nhau. Đây chính là những điều lạ xảy ra với gen trong cơ thể của Scott.

Với kết quả thu được, đầu năm 2018, NASA đã đưa ra một tuyên bố những phát hiện ban đầu, sự khắc nghiệt của du hành vũ trụ đã kích hoạt vô số “gen không gian” nhưng khi về trái đất các gen này lại trở lại bình thường. Các quá trình vật lý đã thay đổi như tầm nhìn của Scott, hình thành xương và hệ miễn dịch. Các gen liên quan đến thiếu oxy và sửa chữa ADN cũng dường thay đổi theo một chiều hướng tích cực hơn. Hiện, hơn 200 nhà khoa học của NASA đang thu thập các các số liệu để để nghiên cứu anh em nhà Kelly nhằm để trả lời câu hỏi vì sao gần 7% biểu hiện gen của Scott lại không “hồi lưu” sau nhiều năm sống dưới Trái đất. Đây là một trong những nghiên cứu tham vọng để phục vụ cho chuyến bay có người lái đầu tiên đổ bộ lên sao Hỏa dự kiến vào năm 2030 và xa hơn là tiến hành công cuộc thuộc địa hóa Hành tinh Đỏ trong  thế kỷ tiếp theo.

nhung-kham-pha-doc-dao-ve-di-truyen-it-duoc-nhac-den-1

Cặp đôi song sinh Scott và Mark Kelly

nhung-kham-pha-doc-dao-ve-di-truyen-it-duoc-nhac-den-2

Cấu trúc i-motif xen kẽ xuất hiện trong các tế bào sống

Lạm dụng tình dục trẻ em gây tổn thương ADN

Trong tương lai, hệ thống tòa án thế giới sẽ có thêm một công cụ để nhận dạng hành vi lạm dụng tình dục trẻ em. Theo nghiên cứu được thực hiện đầu năm 2018, chấn thương thời thơ ấu kiểu như lạm dụng tình dục có thể để lại những vết sẹo phân tử trên ADN của nạn nhân. Các đối tượng thử nghiệm đều là đàn ông, kể cả những người bị lạm dụng khi còn nhỏ. Trong di truyền học, methyl hóa (methylation) là một quá trình đã cung cấp cho cảnh sát những bằng chứng để xác định thời điểm diễn ra lạm dục tình dục nhờ các vết tích ADN để lại. Methyl hóa còn là một công cụ để xác định mức độ gen được kích hoạt.

Khi so sánh sự methyl hóa của nạn nhân cho thấy có sự khác biệt rõ rệt với những người đã trải qua thời thơ ấu an toàn. Những người bị lạm dụng tình dục thì sự methyl hóa bị mờ tại 8 khu vực ADN, thậm chí có khu vực bị mờ tới 29%. Đây là tin tốt cho những người bị lạm dụng tình dục khi chưa tìm ra thủ phạm hoặc bị đổ oan.  Trong tương lai, sự thay đổi methyl hóa hay chữ ký methyl hóa sẽ được tòa án chấp nhận làm bằng truy tìm tội phạm. Chữ ký methyl hóa đã được tìm thấy trong tinh trùng của người đàn ông, và sẽ được xem là công cụ để tuyên chiến với nạn lạm dụng ở trẻ em, tuy nhiên, khoa học đang phân vân liệu vết sẹo di truyền này có để lại cho thế hệ tiếp theo hay không, do vậy công việc nghiên cứu sẽ được tiếp tục thực hiện trong tương lai.

Phát hiện cấu trúc ADN mới

Trong thế giới di truyền, xoắn kép có lẽ là hình ảnh nổi bật nhất nhưng đầu năm 2018, các nhà nghiên cứu tại Viện Garvan, Úc đã bất ngờ khi phát hiện thấy ADN của con người có một cấu trúc mới. Trái ngược với xoắn ốc nhẹ nhàng của xoắn kép, cấu trúc mới  có mức độ phức tạp hơn. Trong ngôn ngữ khoa học, nó được gọi là cấu trúc i-motif xen kẽ, đây là lần đầu tiên khoa học phát hiện thấy cấu trúc kiểu này xuất hiện trong các tế bào sống. Thông tin ADN của cơ thể có khoảng 6 tỷ ký tự A (adenine), C (cytosine), G (guanine) và T (thymine) thể hiện cách cơ thể được  hình thành và hoạt động.

Rất có thể cấu trúc mới nói trên quyết định cách thức và thời điểm mã ADN được “đọc” và đóng vai trò rất quan trọng đối với các tế bào trong cơ thể. Thông thường, các ký tự C liên kết với G và ngược lại, nhưng trong cấu trúc mới i-motif, ký tự C tạo thành cặp với nhau. Theo các nhà nghiên cứu, cấu trúc i-motif này hình thành trong một thời điểm cụ thể trong vòng đời của tế bào. Tuy tìm thấy cấu trúc i-motif nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hiểu được nó ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe và bệnh tật ở con người.

Khám phá hiện tượng ADN nhảy múa

Bên trong nhân của một tế bào, ADN chức năng được gọi là nhiễm sắc thể, giống như các hạt tạo thành một sợi dây chuyền. Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện thấy quá trình chuyển động của nhiễm sắc thể nhưng lại không hiểu được vì sao lại có hiện tượng này. Đầu năm 2018, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra bí ẩn nói trên. Thật đáng kinh ngạc, qua nghiên cứu cho thấy ADN chuyển động nhẹ nhàng giống như chúng đang nhảy múa.

Hiện tượng trên xuất hiện như thể nhân tế bào quyết định mọi thứ phải vận động, sau đó chất nhiễm sắc thể chuyển sang hướng mong muốn. Để di chuyển, “các hạt” mở ra và co lại, được cảm nhận bởi các chuỗi lân cận qua chất lỏng bên trong nhân. Điều này khiến chúng liên kết theo cùng một hướng và cuối cùng tạo ra một dòng chảy vật liệu di truyền khiêu vũ để di chuyển tới địa điểm nó cần đến. Mục đích của việc ADN nhảy múa hay di cư đến nay khoa học vẫn chưa hiểu hết, rất có thể nó liên quan đến cách mà các gen hoạt động, biến đổi và nhân bản.

nhung-kham-pha-doc-dao-ve-di-truyen-it-duoc-nhac-den-3

nhung-kham-pha-doc-dao-ve-di-truyen-it-duoc-nhac-den-4

ADN nhảy múa đã được giải mã một phần nhưng mục đích của con người vẫn chưa hiểu hết

Gen thông minh bị bác bỏ

Từ lâu, người ta thường duy trì niềm tin cho rằng người tài năng vượt trội thường giúp họ thu nhập cao. Cái được gọi là “gen thông minh”giúp cho những người này có lợi thế trong giáo dục, học hành. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới cho thấy, gen chỉ đứng hàng thứ hai sau sự giàu có. Qua phân tích ADN, trình độ học vấn và thành công của hàng ngàn người, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy cha mẹ giàu có, không phải thiên tài đã cho con cái một cơ hội tốt để thành công trong cuộc sống.

Các nhà khoa học cũng phát hiện thấy những người có tính thông minh di truyền và nhóm sinh ra trong các gia đình có thu nhập thấp, thì chỉ có khoảng 24% tốt nghiệp đại học. Ngược lại, ở nhóm có năng khiếu xuất thân từ các gia đình giàu có thì tỷ lệ này là 63%. Sau đó, các nhà khoa học lại nghiên cứu ở nhóm có năng khiếu di truyền thấp nhưng lại có cha mẹ có thu nhập cao thì tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn khoảng 27% so với nhóm năng khiếu nhưng gia đình lại nghèo. Mối liên quan giữa di truyền và kinh tế học vẫn là một ngành khoa học “tiến hóa” hoàn thiện, song nghiên cứu nói trên làm cho chúng ta ngẫm nghĩ. Đặc biệt, là sự lãng phí tiềm năng chứ không phải vì gen (vì cả hai nhóm này đều có dữ liệu di truyền giống nhau) nhưng những người thông minh lại bị bỏ qua hoặc bỏ lỡ những cơ hội trong cuộc đời của mình.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Gen di truyền ảnh hưởng thế nào đến đứa con tương lai của bạn

 
BS. BÍCH KIM - Theo Sức khỏe & Đời sống/LC/GOA
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

Xem thêm