Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những hiểm họa sức khỏe toàn cầu trong bối cảnh 2019

Dưới đây là những vấn đề sức khỏe đang cần thêm nhiều sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới vào năm 2019.

Hiện nay, thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong các vấn đề sức khỏe. Những vấn đề này thực sự đa dạng, từ đợt bùng phát của các bệnh lây nhiễm như sởi, bạch hầu đến mức độ kháng thuốc của vi khuẩn, thói quen sống hay các mức độ lớn hơn như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.

1. Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu

Mỗi ngày, có tới 9 trên 10 người phải hít thở bầu không khí ô nhiễm. Năm 2019, ô nhiễm không khí được WHO đánh giá như mối nguy hiểm môi trường hàng đầu đối với sức khỏe con người. Các chất ô nhiễm siêu vi trong không khí có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn và hô hấp, gây hại cho tim, phổi, não và giết chết 7 triệu người mỗi năm bởi các bệnh như ung thư, đột quỵ và các bệnh về tim phổi. Khoảng 90% các ca tử vong này xảy ra tại các nước thu nhập thấp và trung bình với lượng khí thải từ các nhà máy, các khu công nghiệp, nông nghiệp hay chỉ đơn giản là do các hoạt động sinh hoạt đốt bếp tại các hộ gia đình.

Nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm không khí (đốt nhiên liệu) là nhân tố đóng góp lớn trong quá trình biến đổi khí hậu, tác động đến sức khỏe con người theo nhiều cách khác nhau. Trong khoảng những năm từ 2030 đến 2050, biến đổi khí hậu được dự báo là có thể gây ra thêm 250.000 ca tử vong mỗi năm bởi suy dinh dưỡng, rốt sét, tiêu chảy và sốc nhiệt.

Tháng 10 năm 2018, WHO lần đầu tiên tổ chức một hội thảo toàn cầu về Ô nhiễm không khí và sức khỏe tại Geneva. Các quốc gia và tổ chức tham gia đã đồng thuận cam kết cải thiện 70% chất lượng không khí trên toàn thế giới. 2019 sẽ là năm hướng đến mục tiêu nâng cao các hoạt động tăng cường bảo vệ khí hậu toàn thế giới. Mặc dù vậy, nhiệt độ thế giới vẫn đang nóng lên hơn 3 độ C trong thế kỷ này.

2. Các bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, ung thư, tim mạch đang đóng góp đến 70% các trường hợp tử vong trên thế giới, tương đương với 41 triệu người.  Và bất ngờ thay, trong số đó có tới 15 triệu người chết sớm, trong độ tuổi chỉ từ 30 đến 69.

Đa phần các ca tử vong này (trên 85%) là ở các khu vực thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Nguyên nhân cơ bản của các bệnh này được gây ra chủ yếu bởi 5 yếu tố nguy cơ chính: hút thuốc, lười vận động, uống rượu bia, chế độ ăn không lành mạnh và ô nhiễm không khí. Không chỉ vậy, những yếu tố này cũng gây nên các vấn đề sức khỏe tâm thần.

3. Đại dịch cúm

Điều duy nhất mà chúng ta không biết được khi nào xảy ra và mức độ nguy hiểm như thế nào chính là đại dịch cúm trên toàn thế giới. Hệ thống phòng thủ toàn cầu chỉ có hiệu quả như liên kết yếu nhất trong hệ thống ứng phó và chuẩn bị khẩn cấp cho hệ thống sức khỏe của bất kỳ quốc gia nào.

Hàng năm, WHO đều khuyến cáo nên đưa những chủng vắc xin cúm nào áp dụng để bảo vệ chúng ta khỏi các dịch cúm mùa. Trong trường hợp một chủng cúm mới có tiềm năng phát triển thành dịch, WHO đã thiết lập các mối quan hệ đối tác cần thiết để đảm bảo sự tiếp cận hiệu quả và công bằng trong chẩn đoán, dự phòng và điều trị cúm,đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

4. Các khu vực đói nghèo, khu vực dễ bị tổn thương

Hơn 1,6 tỷ người trên thế giới (chiếm 22% dân số) hiện đang sống trong những khu vực khủng hoảng kéo dài (kết hợp với những vấn đề như khô hạn, nạn đói, xung đột, các vấn đề dịch chuyển dân số) và dịch vụ y tế yếu kém khiến người dân tại các khu vực này không có điều kiện để tiếp xúc với những chăm sóc y tế cơ bản nhất.

Sức khỏe yếu kém là tình trạng xảy ra ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Hiện nay, một nửa số mục tiêu phát triển bền vững trên toàn cầu duy trì sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em vẫn chưa được đáp ứng.

WHO vẫn tiếp tục làm việc với các quốc gia trên thế giới nhằm nâng cao khả năng của hệ thống y tế giúp dự báo và đáp ứng lại dịch bệnh tốt hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, bao gồm cả hệ thống tiêm chủng.

5. Tình trạng kháng kháng sinh

Sự phát triển của kháng sinh, các loại thuốc kháng khuẩn và thuốc chống sốt rét là một trong những thành công lớn nhất của nền y học hiện đại. Và hiện tại, kỷ nguyên của những loại thuốc này đang cạn kiệt. Kháng kháng sinh đe dọa sẽ đưa chúng ta trở lại thời điểm con người chật vật trong việc điều trị các loại bệnh nhiễm trùng cho dù đơn giản hay phức tạp. Không còn khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phẫu thuật và các dạng điều trị hóa trị ở bệnh nhân.

Lao kháng thuốc đang là một trở ngại đáng sợ ở căn bệnh hiện mắc tới 10 triệu người trên thế giới với 1,6 triệu người chết mỗi năm. Trong năm 2017, khoảng 600.000 trường hợp mắc bệnh lao đã kháng với rifampicin-loại thuốc hiệu quả nhất điều trị lao hiện nay.

Kháng thuốc thay đổi do sự lạm dụng thuốc kháng sinh quá mức ở con người. Bên cạnh đó, nó còn chịu ảnh hưởng ở động vật do việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

WHO đang cố gắng đặt ra một mục tiêu chung cho kế hoạch toàn cầu nhằm ngặn tình trạng kháng kháng sinh phát triển bằng cách tăng nhận thức và hiểu biết của mọi người, giảm nhiễm trùng và khuyến khích việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách thận trọng.

Thông tin chi tiết tham khảo thêm tại: 9 căn bệnh gây tử vong nhiều nhất trên thế giới

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Tổ chức Y tế thế giới
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm