Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều nên biết khi tẩy trắng răng

Màu răng trắng sáng tự nhiên giúp bạn có nụ cười tự tin và tăng thẩm mỹ cho khuôn mặt.

Những điều nên biết khi tẩy trắng răng

Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau như hóa chất, thuốc, tuổi tác, nhiễm màu thực phẩm khiến răng chúng ta có màu vàng sậm hoặc nâu, xám mất thẩm mỹ. Có rất nhiều phương pháp làm trắng răng nhưng không phải bộ răng nào cũng đáp ứng tốt với tẩy trắng răng và mỗi phương pháp tẩy trắng có ưu nhược điểm riêng. Hãy cùng tìm hiểu xem răng bạn ở tình trạng như thế nào và có thể đáp ứng tốt với phương pháp nào?

Nguyên nhân gây nhiễm màu răng

Nhiễm màu ngoại lai: Có nguồn gốc từ thức ăn, thức uống, thuốc lá... Các món ăn có màu sậm, trà, cà phê, nước trái cây, rượu vang đỏ... đều có thể để lại những phân tử màu bám dính lên răng, qua quá trình lâu dài các phân tử này xâm nhập sâu bên trong các trụ men ngà làm răng sậm màu rõ rệt.

Nhiễm màu nội sinh: Chất màu hình thành từ bên trong răng do răng chết tủy, do hóa chất qua đường máu, do tuổi tác, do di truyền.

Những điều nên biết khi tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng bằng thuốc và đeo máng tại nhà.

Những trường hợp cần thận trọng khi tẩy trắng răng

Hầu hết mọi người đều có thể tẩy trắng răng, tuy nhiên kết quả tẩy trắng phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nhiễm màu răng. Một số trường hợp cần trì hoãn hoặc thận trọng khi điều trị.

Các trường hợp thuận lợi: Nhiễm màu ngoại lai do thực phẩm, răng có màu vàng, thường đáp ứng tốt với các phương pháp tẩy trắng đơn giản.

Các trường hợp tẩy trắng ít hiệu quả:

Nhiễm màu tetracycline độ 3, 4, nhiễm màu fluorosis. Trong nhiễm màu tetracycline có thể chia 4 mức độ: vàng, nâu, xám, tím, khi răng có màu xám, tím thì tẩy trắng ít hiệu quả.

Răng tụt lợi: Với răng tụt lợi hở chân răng tẩy trắng không làm chân răng trắng hơn mà còn gây ê buốt kích thích tủy.

Các trường hợp thận trọng khi tẩy trắng:

Bệnh nhân dị ứng với thuốc tẩy, ngừng ngay liệu trình.

Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Trẻ em dưới 16 tuổi không được tẩy trắng do dễ kích ứng tủy.

Viêm lợi, hở cổ - chân răng, mòn răng cơ học lộ ngà răng.

Các phương pháp tẩy trắng răng

Có rất nhiều phương pháp làm trắng răng: dùng thực phẩm tự nhiên làm trắng răng, kem đánh răng có chất làm trắng, gel làm trắng, miếng dán làm trắng, nước súc miệng, máng tẩy trắng cá nhân và tẩy trắng tại phòng khám dưới sự kiểm soát của nha sĩ. Hai phương pháp phổ biến là đeo máng tẩy tại nhà và tẩy trắng tại phòng khám. Nguyên lý chung để tẩy màu: các phân tử màu trong răng có cấu tạo vòng 6 cạnh, dùng hoạt chất tẩy trắng phá vỡ cấu tạo phân tử màu, 2 hoạt chất phổ biến trong nha khoa là carbamide peroxide và hydrogen peroxide.

Tẩy trắng đeo máng tại nhà: Bác sĩ sẽ lấy mẫu răng và làm máng nhựa mềm trong suốt phù hợp với bộ răng của từng bệnh nhân. Tiếp theo, bệnh nhân được hướng dẫn đeo thuốc và vệ sinh răng tại nhà. Phương pháp chỉ định cho các trường hợp nhiễm màu nhẹ: nhiễm màu ngoại lai, răng màu vàng, răng nhiễm màu do tuổi tác.

Những điều nên biết khi tẩy trắng răng

Tẩy trắng răng bằng laser, lợi và mô mềm được cách ly và bảo vệ kỹ lưỡng.

Tẩy trắng tại phòng khám: Dùng thuốc nồng độ cao 35-37%, có thể tự hoạt động hoặc cần kích hoạt bằng ánh sáng cường độ mạnh hoặc laser, lợi và mô mềm được cách ly và bảo vệ kỹ lưỡng. Chỉ định cho những trường hợp nhiễm màu nặng, màu vàng sậm, nhiễm màu do tetracycline, fluorosis... dùng thuốc nồng độ nhẹ không có tác dụng. Ưu điểm: Nhanh, thường dùng 1 liệu trình trong vòng 1 giờ. Nhược điểm: Ảnh hưởng đến men răng nhiều hơn, dễ nhiễm màu lại hơn.

Những lưu ý khi tẩy trắng răng

Thuốc tẩy trắng chỉ có tác dụng với răng thật, các chụp răng sứ không thay đổi màu sắc. Bạn cần biết điều này và bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn trước khi làm. Có thể phải làm lại răng sứ nếu sau tẩy trắng có khác biệt màu sắc nhiều.

Trước khi tẩy trắng bạn cần lấy sạch cao răng, chải sạch mảng bám màu, trám phục hồi các cổ răng bị mòn, điều trị chống ê buốt nếu răng quá nhạy cảm.

Kết quả tẩy trắng phụ thuộc độ tuổi, độ nhiễm màu răng và tính chất nhiễm màu là ngoại lai hay nội sinh. Nếu nhiễm màu nặng bạn có thể phải dùng kết hợp cả hai phương pháp chính: tẩy tại phòng khám và đeo máng tại nhà.

Ê buốt răng: Do cấu tạo men răng khác nhau, có thể bệnh nhân không buốt, buốt nhẹ, hay buốt nhiều trong quá trình điều trị. Dừng liệu trình khi ê buốt nhiều, bệnh nhân thấy khó chịu. Triệu chứng ê buốt nhẹ khi tẩy trắng được coi là bình thường, gặp ở 60% số ca tẩy trắng răng.

Chăm sóc răng sau tẩy trắng

Trong quá trình tẩy trắng và sau tẩy 2 tuần nên kiêng ăn uống thực phẩm có màu, tránh màu sậm vì trong giai đoạn men răng nhạy cảm dễ bị nhiễm ngược lại những màu này. Có thể dùng ống hút uống nước có màu.

Triệu chứng tăng nhạy cảm khá thường gặp khi tẩy trắng, nên tránh uống nước quá nóng, quá lạnh dễ bị ê buốt răng.

Trong và sau tẩy trắng, bạn sẽ tập thói quen vệ sinh răng miệng thật kỹ, luôn chải sạch răng sau khi ăn, như vậy sẽ hạn chế quá trình nhiễm màu lại.

Nên giữ lại máng tẩy và thuốc dư nếu còn. Sau mỗi 1 năm, nên đeo lại thuốc 1-2 lần đề lấy lại màu trắng sáng như lúc mới tẩy, như vậy bạn sẽ duy trì được kết quả lâu dài.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ưu nhược điểm của các phương pháp làm trắng răng phổ biến

BS. Lê Huy Thành - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm