Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cha mẹ nên biết khi trẻ bị tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Bệnh có thể khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Những điều cha mẹ nên biết khi trẻ bị tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ vào thời điểm chuyển mùa

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh do virus coxsackie gây ra. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, và nổi mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân và trong miệng. Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi và hay xảy ra trong thời điểm chuyển mùa, thường bùng phát mạnh nhất trong khoảng thời gian trẻ quay lại trường học. Người lớn cũng có thể mắc bệnh nhưng hiểu hiện nhẹ hơn  so với trẻ.

Trẻ lây lan bệnh tay chân miệng như thế nào?

Bệnh tay chân miệng dễ lây lan từ người sang người. Trẻ có thể bị lây lan tay chân miệng nếu tiếp xúc với dịch mũi, họng, nước bọt từ người bệnh sang người lành hoặc do tiếp xúc với phân, nước bọt hoặc dịch từ vết loét. Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, bé sẽ ủ bệnh từ 3 - 7 ngày trước khi có các triệu chứng sốt, nổi mụn nước.

Bệnh tay chân miệng dễ lây lan từ người sang người

Làm sao biết trẻ bị bệnh tay chân miệng? 

Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, ho, đau bụng, nổi mụn nước trên da. Trẻ bị tay chân miệng thường chán ăn hoặc không muốn ăn do các vết loét trong miệng khiến bé bị đau đớn.  

Có nên cho bé đi khám khi bị tay chân miệng?

Khi phát hiện con có dấu hiệu bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám. Bác sỹ sẽ giúp bạn xác định chính xác xem trẻ có phải bị tay chân miệng hay không. Nếu bé mắc bệnh, bác sỹ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Bạn cũng nên đưa trẻ đi khám nếu trẻ bị đau họng, thở nhanh, sốt cao hoặc sốt không giảm sau 2 ngày. 

Khi phát hiện con có dấu hiệu bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám

Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng như thế nào?

Phải mất từ 3 - 5 ngày để trẻ cảm thấy khỏe hơn và phải mất đến 10 ngày để các triệu chứng của bệnh tay chân miệng biến mất hoàn toàn. Trong thời gian trẻ bị bệnh, bạn có thể làm một số điều sau để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Cho trẻ dùng acetaminophen: Thuốc này sẽ giúp hạ sốt và giảm đau trong miệng do những vết loét. Nên tham khảo ý kiến của bác sỹ để biết liều lượng thuốc được phép sử dụng cho trẻ. Nếu con bạn dưới 3 tháng tuổi và bị tay chân miệng bạn nên đưa trẻ đi khám ngay vào ngày đầu tiên trẻ bị sốt.

Bố mẹ chỉ nên cho trẻ uống hạ sốt khi bé sốt trên 38,5 độ C

Nếu trẻ cảm thấy đau khi ăn hoặc uống hãy cho trẻ ăn thức ăn mềm, lỏng. Đối với trẻ lớn hơn, bạn có thể cho trẻ uống thêm nước và trái cây để làm dịu vết loét. Không nên cho trẻ ăn thức ăn còn nóng. Có thể làm mát đồ ăn nhằm tạo cảm giác dễ chịu, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn. Nếu con bạn đi học mẫu giáo hãy cho bé nghỉ học đến khi khỏi hẳn bệnh để tránh lây bệnh cho những trẻ khác.

Trẻ bị tay chân miệng có thể bị lại không?

Trẻ có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần do có nhiều type virus khác nhau. Khi mắc bệnh, trẻ chỉ miễn dịch với 1 type virus cụ thể, những lần mắc bệnh khác có thể xảy ra do lây nhiễm một type virus khác.

Phụ nữ mang thai bị tay chân miệng có ảnh hưởng tới thai nhi?

Người trưởng thành nếu bị tay chân miệng thì thường nhẹ hơn trẻ. Nếu bạn mang thai những tháng cuối, em bé cũng có thể bị nhiễm bệnh. Bởi vậy, khi tiếp xúc với người bị tay chân miệng, phụ nữ mang thai nên rửa tay thường xuyên.

Thanh Tú - Theo Healthplus/Baby Centrer
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm