Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về thiết hụt folate - Phần 2

Thiếu máu thiếu folate xảy ra khi cơ thể có mức folate, hay vitamin B9 thấp. Folate đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình xảy ra trong cơ thể như tạo tế bào hồng cầu và ngăn ngừa dị tật bẩm sinh.

Chẩn đoán

Bác sĩ không thể chẩn đoán thiếu máu thiếu folate chỉ dựa vào các triệu chứng thiếu máu do có nhiều loại thiếu máu khác nhau, ví dụ như thiếu máu thiếu sắt hoặc thiếu vitamin B12 và chúng đều có các triệu chứng tương tự nhau.

Thông thường, các bác sĩ sẽ dựa vào xét nghiệm máu để chẩn đoán thiếu máu do thiếu folate.

Đo nồng độ folate trong máu có thể biết được một người có đủ folate trong cơ thể hay không.

Khi bị thiếu máu do thiếu folate, xét nghiệm máu có thể cho thấy các tế bào máu chưa trưởng thành và có hình dạng bất thường được gọi là megaloblasts. Những tế bào hồng cầu chưa trưởng thành này có kích thước lớn bất thường và không thể cung cấp oxy cho cơ thể một cách hiệu quả. Nếu xét nghiệm máu có megaloblasts là dấu hiệu cho thấy người đó bị thiếu folate hoặc vitamin B12.

Biến chứng

Thiếu folate dẫn đến các vấn đề về hồng cầu như thiếu máu megaloblast, gây thiếu hụt oxy ở cơ quan và các mô.

Đối với phụ nữ có thai, thai nhi sẽ xuất hiện những bất thường nghiêm trọng về não và tủy sống hoặc nhẹ cân.

Điều trị

Những người thiếu folate cần bổ sung acid folic bằng đường uống hoặc tiêm (theo chỉ định của bác sĩ).

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị thiếu máu do thiếu folate nên gặp bác sĩ để tư vấn trước khi mang thai. Trong một số trường hợp, phụ nữ có thể hoãn mang thai cho đến khi mức folate trở về bình thường.

Điều quan trọng là hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thực phẩm bổ sung nào.

Một vài nghiên cứu chỉ ra bổ sung quá nhiều folic acid có thể làm cho không phát hiện được tình trang thiếu vitamin B12. Vì vậy, không nên dùng nhiều hơn 1000 mcg acid folic mỗi ngày trừ khi bác sĩ chỉ định dùng liều cao.

Phòng ngừa

Có một chế độ ăn uống lành mạnh và uống bổ sung folic acid có thể giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu folate.

Những người có nguy cơ thiếu hụt folate nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung lượng folate phù hợp.

Các thực phầm giàu folate bao gồm:

  • Rau chân vịt (Cải bó xôi)
  • Rau xà lách Romaine
  • Bắp cải Brussel
  • Măng tây
  • Quả bơ
  • Các loại đậu đỗ

Các sản phẩm thường được tăng cường bổ sung folic acid bao gồm bột mì, ngũ cốc ăn sáng và các sản phẩm từ ngũ cốc khác. Các loại thực phẩm được bổ sung vi chất dinh dưỡng này cũng là một nguồn tốt để cung cấp folic acid cho chế độ ăn.

Triển vọng

Nếu tình trạng thiếu máu do thiếu folate được chẩn đoán và điều trị sớm thi không gặp phải bất kì vấn đề dài hạn nào.

Thiếu hụt folate thường được điều trị và phòng ngừa bằng cách bổ sung từ chế độ ăn hoặc bổ sung vitamin (vitamin tổng hợp chứa acid folic hoặc chỉ cần bổ sung acid folic).

Để ngăn ngừa các biến chứng, phụ nữ nên đảm bảo rằng họ bổ sung đủ acid folic trước và trong khi mang thai. Tuy đã có phương pháp điều trị cho bệnh nứt cột sống nhưng tình trạng này vẫn thường gây ra một số vấn đề về thể chất hoặc tinh thần ở trẻ. Không có phương pháp điều trị bệnh não phẳng anencephaly và hầu hết trẻ sơ sinh mắc bệnh này đều tử vong ngay sau khi sinh.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên cân nhắc dùng vitamin cho phụ nữ mang thai mỗi ngày để đảm bảo bổ sung đủ lượng acid folic cùng với các chất dinh dưỡng khác cần thiết khi mang thai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vitamin nhóm B và cơ thể

Bùi Thương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medical News Today
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm