Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp tính do là muỗi Aedes gây ra. Nhận biết được đặc điểm của loài muỗi này và tránh bị đốt là cách phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất.

Những điều cần biết về loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết

 Những điều cần biết về loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết

Phòng muỗi đốt sẽ giúp phòng sốt xuất huyết hiệu quả

Đặc điểm của loại muỗi Aedes aegypti 

Loại muỗi Aedes  gây bệnh sốt xuất huyết này có màu đen, ở thân và các chân của nó có khoang đen trắng rõ rệt nên hay được gọi là muỗi vằn.

Muỗi sinh sôi, phát triển trong điều kiện thời tiết thế nào?

Vào mùa mưa, muỗi vằn có khả năng phát triển mạnh, nhất là vào thời gian từ tháng 6 đến tháng 11 do nhiệt độ, độ ẩm cao tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng và trứng muỗi phát triển thành bọ gậy (loăng quăng).

 Những điều cần biết về loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết - Ảnh 1Vào mùa mưa, muỗi vằn có khả năng phát triển mạnh

Muỗi vằn thường hoạt động vào thời điểm nào?

Muỗi vằn thường hoạt động nhiều nhất vào sáng sớm và chiều tối hoặc ở những nơi có ánh sáng yếu thường là các góc hoặc xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà

Muỗi gây bệnh thường sinh sản ở nước sạch

Muỗi sốt xuất huyết chỉ đẻ ở các vật chứa nước sạch có sẵn trong nhà và xung quanh hiên nhà  như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây...; Các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa... Loại muỗi này không trứng đẻ ở ao tù, cống rãnh có nước hôi thối. Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi nhiệt độ trung bình vượt trên 20 độ C.

 Những điều cần biết về loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết - Ảnh 5

Muỗi vằn chỉ sống và sinh sản trong nước sạch

Thời gian sinh trưởng của muỗi

Chu kỳ phát triển của muỗi vằn Aedes từ lúc đẻ trứng đến phát triển thành bọ gậy trung bình là 7 ngày; Thời gian phát triển từ bọ gậy thành muỗi trưởng thành chỉ mất khoảng 2 đến 3 ngày. Muỗi cái chuyên đi hút máu người có thể sống từ 20 -  40 ngày.

Muỗi vằn đóng vai trò vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Bản thân muỗi Aedes không mang vi rút dengue một cách tự nhiên. Chúng chỉ nhiễm virus dengue khi chúng đốt người bị bệnh sốt xuất huyết. Nếu bạn bị muỗi nhiễm virus dengue đốt người bệnh sẽ bị sốt xuất huyết. 

 Những điều cần biết về loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết - Ảnh 6

Nếu bị muỗi nhiễm virus dengue đốt người bệnh sẽ bị sốt xuất huyết

Biện pháp nào là biện pháp phòng chống muỗi hiệu quả?

Hiện tại không có bất kỳ một biện pháp nào giúp loại bỏ muỗi ra khỏi môi trường sống một cách triệt để. Các biện pháp hiện đang sử dụng phổ biến như nằm màn, dùng vợt điện, thả cá, súc rửa dụng cụ chưa nước, bôi kem chỉ hạn chế phần nào số lượng muỗi hoặc khả năng bị muỗi đốt. Ngay cả việc dùng bình xịt hay hoá chất cũng chỉ đem lại hiệu quả tức thì tại thời điểm ứng dụng, sau đó, nếu gặp thời tiết thuận lợi, muỗi lại sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, việc duy trì thói quen sử dụng các biện pháp xua muỗi, diệt muỗi vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác.

Từ đầu năm 2017 đến tháng 8/2017 cả nước có hơn 80.000 trường hợp sốt xuất huyết, 24 người tử vong, số nhập viện tăng 33,5% so với cùng kỳ, tập trung nhiều ở miền Nam và Trung. Khu vực miền Bắc năm nay gia tăng đột biến. Tại Hà Nội bệnh nhân phải ngồi truyền dịch, nằm giường xếp, bệnh viện phải dùng hội trường làm phòng khám. Nguyên nhân tăng dịch là do nhiệt độ trung bình cao, lượng mưa tăng, tốc độ đô thị hóa dẫn đến phát sinh các ổ loăng quăng...
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bệnh sốt xuất huyết
Thanh Tú - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm