Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những câu hỏi về thiếu máu - Phần 1

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể không nghĩ đến để hỏi bác sĩ, nhưng lại là những câu hỏi vô cùng quan trọng nếu bạn được chẩn đoán bị thiếu máu.

Những câu hỏi về thiếu máu

Làm thế nào để biết được tình trạng mệt mỏi của tôi là do thiếu máu?

Khám sức khoẻ sẽ giúp xác định mức độ mệt mỏi mà bạn đang trải qua, cùng với các triệu chứng khác như suy nhược hoặc khó tập trung. Các bác sĩ sau đó sẽ kiểm tra mức độ hemoglobin trong máu, hemoglobin là chất giúp các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô của cơ thể. Mệt mỏi liên tục và mức hemoglobin thấp hơn bình thường có nghĩa là bạn đang bị thiếu máu.

Đôi khi, cũng cần kiểm tra mức hematocrit của bạn. Đây là chỉ số cho thấy số lượng hồng cầu có trong máu của bạn. Hematocrit thấp là một dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu máu.

Tôi có thể bị thiếu máu do dinh dưỡng không hợp lý?

Chế độ ăn ít sắt, vitamin B12 hoặc folate có thể dẫn đến thiếu máu. Nhưng các chất dinh dưỡng này có rất nhiều trong hầu hết các loại thực phẩm. Các nguồn cung cấp sắt tốt gồm có thịt đỏ, gan, thịt gia cầm, cá, trứng, rau bina và đậu Hà Lan. Các  loại sản phẩm động vật tương tự cũng chứa B12, và hầu hết các loại ngũ cốc ăn sáng hiện nay được bổ sung thêm vitamin B12. Folate là một dạng vitamin B có trong bánh mì, mì ống và rau xanh.

Tôi có nguy cơ thiếu máu nếu bệnh di truyền trong gia đình tôi không?

Một số trường hợp thiếu máu có thể được di truyền cho trẻ sơ sinh, cụ thể là thalassemia và thiếu máu hồng cầu hình liềm. Đây là những rối loạn di truyền có thể khiến cơ thể tạo ra ít tế bào hồng cầu khỏe mạnh hơn và ít hemoglobin hơn.

Bệnh gì gây thiếu máu?

Một số bệnh mạn tính có thể gây ra thiếu máu, bao gồm viêm khớp dạng thấp và các chứng viêm khác làm cản trở khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Hầu như tất cả mọi người bị rối loạn chức năng thận kéo dài đều bị thiếu máu bởi vì thận không thể sản xuất đủ erythropoietin, một chất kiểm soát sự sản sinh hồng cầu. Thiếu máu cũng phổ biến ở bệnh nhân ung thư, cả do bệnh và do các phương pháp điều trị như hóa trị. Người bị bệnh tim hoặc AIDS cũng thường bị thiếu máu.

Thiếu máu nguy hiểm như thế nào?

Thiếu máu không trực tiếp đe dọa tính mạng trừ khi nó liên quan đến chảy máu nghiêm trọng. Nhưng theo thời gian, thiếu máu có thể làm tim quá sức để bù đắp cho sự thiếu hụt năng lượng. Bệnh nhân thiếu máu thường có cuộc sống ngắn hơn những người bị các chứng bệnh mãn tính nhưng không bị mệt mỏi.

Thiếu máu sẽ biến mất theo thời gian?

Có, miễn là các nguyên nhân tiềm ẩn gây thiếu máu được điều trị. Bệnh nhân ung thư bị thiếu máu có thể trở lại bình thường sau khi bệnh của họ đã được thuyên giảm và ngừng điều trị. Thiếu máu do dinh dưỡng thường dễ điều chỉnh, hầu hết mọi người nhanh chóng trở lại bình thường sau khi họ bắt đầu ăn một chế độ ăn uống hợp lý.

Tôi nên điều trị thiếu máu bằng cách nào?

Thực phẩm chức năng bổ sung sắt có thể được sử dụng nếu bạn bị thiếu sắt, hoặc là do chế độ ăn uống kém hoặc chảy máu mãn tính. Phương pháp điều trị chủ yếu cho nhiều dạng thiếu máu là sử dụng thuốc để kích thích erythropoietin. Một lựa chọn khác là truyền máu, bao gồm truyền các tế bào hồng cầu mang oxy đến cơ thể thiếu máu. Cả hai phương pháp điều trị đều có thể cải thiện triệu chứng của tình trạng mệt mỏi, nhưng chúng không phải là phương pháp chữa bệnh thiếu máu.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: 9 điều bạn chưa biết về truyền máu

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo New York Times
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm