Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm kiềm là gì?

Máu được tạo nên từ axit và kiềm. Lượng axit và kiềm trong máu có thể đo được dựa vào thang pH. Việc cân bằng lượng axit và kiềm trong máu là vô cùng quan trọng. Dù chỉ là một thay đổi nhỏ về lượng axit/kiềm cũng có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Thông thường, máu sẽ có nồng độ kiềm cao hơn nồng độ axit một chút.

Nhiễm kiềm xảy ra khi cơ thể có quá nhiều kiềm. Nhiễm kiềm có thể xảy ra do giảm lượng CO2 trong máu (giảm axit) hoặc do tăng hàm lượng bicarbonate (tăng kiềm).

Nhiễm kiềm có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác như hạ kali. Nhiễm kiềm càng được phát hiện và điều trị sớm, kết quả càng khả quan.

4 tình trạng nhiễm kiềm phổ biến

Dưới đây là 4 tình trạng nhiễm kiềm phổ biến

Kiềm hô hấp

Kiềm hô hấp xảy ra khi không đủ khí CO2 trong dòng máu. Nguyên nhân thường là do:

- Tăng thông khí, thường đi kèm với lo lắng

- Sốt cao

- Thiếu oxy

- Ngộ độc salicylate

- Đang ở vị trí quá cao so với mực nước biển

- Các bệnh của phổi

- Các bệnh về gan

Kiềm chuyển hóa

Kiểm chuyển hóa xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều axit và nhận được quá nhiều kiềm. Việc này có thể xảy ra khi:

- Nôn quá nhiều, gây ra mất các chất điện giải

- Sử dụng thuốc lợi tiểu quá mức

- Các bệnh về tuyến thượng thận

- Mất quá nhiều kali hoặc natri trong một khoảng thời gian ngắn

- Giảm axit dạ dày

- Tình cờ nuốt phải bicarbonate, có thể tìm thấy trong bột baking soda

- Thuốc nhuận tràng

- Lạm dụng rượu bia

Giảm clo huyết

Giảm clo huyết xảy ra khi có sự sụt giảm nghiêm trọng lượng clorid trong cơ thể bạn, thường là khi nôn hoặc đổ mồ hôi kéo dài. Clorid là chất hóa học quan trọng, cần thiết cho việc duy trì sự cân bằng của dịch cơ thể, và là một phần đặc biệt quan trọng của dịch tiêu hóa.

Giảm kali huyết

Giảm kali huyết xảy ra khi cơ thể thiếu lượng kali bình thường cơ thể cần. Thông thường, bạn sẽ lấy kali từ thức ăn hàng ngày, nhưng thiếu kali thường hiếm khi xảy ra do việc ăn không đủ kali. Các bệnh về thận, đổ mồ hôi quá nhiều và tiêu chảy trong vài ngày là những nguyên nhân khiến bạn mất quá nhiều kali. Kali là rất cần thiết cho hoạt động bình thường của tim, thận, cơ, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa.

Triệu chứng của nhiễm kiềm

Triệu chứng của nhiễm kiềm thường rất đa dạng. Trong giai đoạn đầu, bạn có thể sẽ:

- Buồn nôn

- Tê buốt

- Co thắt cơ bắp kéo dài

- Co giật cơ bắp

- Run tay

Nếu không được điều trị ngay, những triệu chứng nặng hơn sẽ phát triển. Những triệu chứng này có thể dẫn đến shock hoặc hôn mê. Gọi cấp cứu hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào sau đây:

- Chóng mặt

- Khó thở

- Lú lẫn

- Choáng váng

- Hôn mê

 

Chẩn đoán

Triệu chứng của nhiễm kiềm thường giống với triệu chứng của các bệnh khác. Bạn không nên tự chẩn đoán ở nhà mà nên đến gặp bác sỹ. Bác sỹ sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật của bạn và các triệu chứng bạn đã trải qua. Bác sỹ cũng có thể sẽ yêu cầu bạn làm một vài xét nghiệm để tìm ra vấn đề. Những xét nghiệm phổ biến bao gồm: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm pH nước tiểu, phân tích khí máu động mạch và phân tích bảng chuyển hóa cơ bản.

Theo Hiệp hội Hóa học lâm sàng Mỹ, nồng độ pH bình thường của máu rơi vào khoảng từ 7.35 đến 7.45. pH máu trên 7.45 có thể là do nhiễm kiềm.

Bác sỹ cũng có thể muốn đo lượng CO2 và oxy trong máu của bạn để tìm ra các vấn đề về hô hấp.

Điều trị

Kế hoạch điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân nhiễm kiềm của bạn. Lương CO2 của bạn sẽ phải trở về mức bình thường nếu bạn bị kiềm hô hấp. Nếu bạn bị thở gấp, thở nhanh do lo lắng hồi hộp, hãy hít thở sâu, chậm để cải thiện triệu chứng và điều chỉnh lượng oxy. Nếu xét nghiệm cho thấy bạn có lượng oxy thấp, bạn nên được thở oxy qua mặt nạ.

Nếu bạn thở nhanh là do các cơn đau, hãy điều trị các cơn đau để đưa nhịp hô hấp trở về mức bình thường.

Nếu tình trạng nhiễm kiềm của bạn gây ra do thiếu chất hóa học như clorid hoặc kali, bạn sẽ được kê đơn thuốc hoặc thực phẩm chức năng thay thế những chất này.

Một vài trường hợp nhiễm kiềm là hậu quả của việc mất cân bằng điện giải, điều này có thể được điều trị bằng cách uống nhiều nước hoặc uống nhiều nước có chứa chất điện giải. Nếu bạn bị mất cân bằng điện giải mức độ nặng, bạn sẽ cần phải điều trị tại bệnh viện.

Làm thế nào để dự phòng nhiễm kiềm?

Giảm nguy cơ nhiễm kiềm bằng cách duy trì sức khỏe, ăn uống hợp lý và uống đủ nước. Chọn những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kali có thể giúp bạn chống lại tình trạng mất điện giải. Chất dinh dưỡng và kali thường được tìm thấy trong hoa quả và rau xanh, bao gồm: cà rốt, chuối, sữa, các loại đậu, rau bina và cám.

Các bước dự phòng tình trạng mất nước bao gồm:

- Uống từ 8-10 cốc nước mỗi ngày

- Uống nước trước, trong và sau khi luyện tập thể thao

- Uống những loại nước có chứa chất điện giải khi luyện tập các bài tập cường độ cao

- Tránh không uống soda hoặc nước hoa quả - những loại nước chứa nhiều đường, có thể làm tình trạng mất nước trở nên nặng hơn.

- Hạn chế tiêu thụ caffein- có trong soda, trà và cà phê

Nên nhớ rằng, bạn đã bắt đầu mất nước khi bạn cảm thấy khát.

Tình trạng mất nước có thể xảy ra rất nhanh nếu bạn mất rất nhiều chất điện giải. Mất nước có thể xảy ra khi bạn nôn mửa do cúm. Nếu bạn không thể ăn được những thực phẩm giàu kali, hãy đảm bảo rằng mình đã uống đủ nước, như nước lọc, nước uống thể thao hoặc nước dùng, nước súp.

Tiến triển của tình trạng nhiễm kiềm phụ thuộc vào việc bệnh có được phát hiện sớm hay không. Nhiễm kiềm càng được điều trị sớm, bệnh càng có tiến triển tốt. Nhiễm kiềm gây ra do các bệnh về thận thường không thể dự phòng được. Khi bạn bị chẩn đoán nhiễm kiềm, việc tuân theo chỉ định của bác sỹ là điều hết sức quan trọng.

Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm