Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân gây tích mỡ ở nách

Mọi người ở tất cả độ tuổi, cân nặng và kích cỡ người đều có thể bị tích mỡ quanh ngực và vùng dưới nách. Quần áo chật cũng có thể làm da bị đẩy lên vùng ngực và trông giống như việc bạn bị tích mỡ ở nách.

Nhưng cho dù nguyên nhân là gì, thì việc tích mỡ ở nách là điều hoàn toàn bình thường.

Nguyên nhân gây tích mỡ ở nách

Mỡ ở nách có thể xảy ra ở bất cứ ai và ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, tình trạng này thường phổ biến ở nữ giới hay nam giới. Áo ngực quá chật có thể khiến phần da ở giữa ngực và nách bị đẩy lên tạo thành mỡ ở vùng nách. Ngoài yếu tố về quần áo, thì mỡ ở nách cũng có nhiều nguyên nhân khác, ví dụ như

Di truyền

Sự phân bố mỡ trong cơ thể được xác định bởi các yếu tố gen và di truyền. Một nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố về gen có thể giúp xác định vị trí bạn sẽ dự trữ mỡ. Tích tụ mỡ và phân bố mỡ ở nữ giới thường bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố gen hơn là nam giới. Nếu bạn có người thân trong gia đình cũng bị tích mỡ ở nách, thì nhiều khả năng bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng này.

Cân nặng

Nếu bạn bị thừa cân, mỡ dưới da có thể sẽ tích tụ ở nách hoặc ở vùng dưới nách. Giảm cân thông qua chế độ ăn và luyện tập thể thao có thể giúp làm giảm mỡ ở nách. Nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng, rất khó để giảm mỡ cụ thể ở một khu vực nào đó trên cơ thể.

Hormone

Các mô vú rất nhạy cảm với sự thay đổi hormone trong các giai đoạn như dậy thì, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt và mãn kinh. Thay đổi sản xuất estrogen và progesterone có thể khiến vú bạn sưng to hơn. Trong quá trình mang thai, prolactin cũng làm ngực to hơn và giúp ngực sẵn sàng để sản xuất sữa. Những sự thay đổi hormone này sẽ làm tăng việc tích tụ da thừa hoặc mỡ thừa ở vùng giữa ngực và nách.

Thừa mô vú

Thừa mô vú cũng có thể có biểu hiện giống như tích mỡ ở nách. Tình trạng này còn được gọi là có vú phụ. Thừa mô vú có nguyên nhân là do sự phát triển của các mô vú ở phía ngoài vùng vú bình thường, và tình trạng này thường gặp nhất là ở nách. Thừa mô vú thường không phổ biến. Các dữ liệu cho thấy rằng tình trạng này xảy ra với khoảng 2-6% ở nữ giới và 1-3% ở nam giới. Cũng giống như các mô vú khác, mô vú thừa cũng sẽ có các phản ứng với sự thay đổi hormone. Thay đổi lượng estrogen và progesterone có thể khiến vùng nách trông dày hơn hoặc trông có vẻ có u cục hơn trong giai đoạn mang thai hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt.

Sưng hạch bạch huyết

Các hạch bạch huyết là các tuyến có thể tìm thấy ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Sưng hạch bạch huyết xảy ra khi các tuyến ở nách bị sưng phù. Sưng hạch bạch huyết có thể do nhiễm trùng hoặc do chấn thương vùng cánh tay hoặc bàn tay. Ung thư vú và u lympho cũng có thể là các nguyên nhân gây sưng vùng nách

Tư thế

Tư thế sai có thể không gây tích mỡ vùng nách nhưng có thể khiến vùng nách lộ rõ và dễ nhìn thấy hơn. Nếu bạn có tư thế hơi gù và đưa vai về trước, thì việc đứng thẳng hơn có thể sẽ giúp làm giảm tình trạng mỡ thừa vùng nách.

Bạn có thể làm gì để giảm mỡ thừa vùng nách?

  • Tập thể dục: không chỉ giúp giảm mỡ thừa vùng nách mà còn giúp làm giảm dự trữ mỡ ở khắp cơ thể
  • Tăng cường cơ bắp ở khu vực thành ngực và cánh tay: luyện tập các bài tập có lực cản như tập tạ rất tốt cho tình trạng tích mỡ ở tay. Xây dựng cơ bắp và nâng cao lượng cơ ở vùng cánh tay sẽ giúp làm săn chắc khu vực này và có thể làm giảm tình trạng mỡ ở nách. Xây dựng cơ bắp cũng sẽ giúp bạn đốt cháy calo và giảm cân.
  • Mặc áo phù hợp: mua một chiếc áo lót mới cũng sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn. Nhiều người không nhận ra rằng do họ mặc đồ lót quá chật làm cho vùng da và mỡ quanh ngực bị đầy lên
  • Cân nhắc đến việc phẫu thuật: nếu các mô vú thừa gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, bạn có thể cân nhắc đến việc hút mỡ để loại bỏ phần mỡ thừa này. Hút mỡ là một thủ thuật đơn giản giúp loại bỏ các mô mỡ ở những vùng nhất định trên cơ thể. Thông thường, nếu có quá nhiều mô vú thừa sẽ cần phải phẫu thuật.
Có cần đến gặp bác sĩ không?

Mỡ ở vùng nách không phải là triệu chứng của các vấn đề sức khoẻ  và thường không phải là vấn đề đáng lo ngại. Nếu bạn nhận thấy có sự thay đổi về nách, ví dụ như sưng hoặc u cục, hãy đến gặp bác sĩ. Nếu phần khối u cục làm cản trở khả năng vận động của cánh tay, bạn nên đến gặp bác sĩ. Nếu bạn muốn cải thiện vẻ ngoài của mình, nhất là vùng nách, đừng ngần ngại, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về việc tự khám  

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm