Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc bôi ngoài da điều trị vẩy nến có thích hợp cho bạn?

Các loại thuốc bôi ngoài da thường là loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng vẩy nến ở mức độ nhẹ. Hãy cùng tìm hiểu những cách giúp bạn tìm được loại thuốc bôi phù hợp và làm thế nào để nhận ra dùng thuốc bôi là không phù hợp với bạn.

Thuốc bôi ngoài da điều trị vẩy nến thường là loại thuốc dùng hàng đầu dành cho những người mới được chẩn đoán bị vẩy nến nhẹ. Nhưng việc biết được khi nào thuốc bôi ngoài da là chưa đủ để kiểm soát bệnh vẩy nến có thể sẽ giúp bạn dự phòng được các biến chứng có thể xảy ra của bệnh vẩy nến, ví dụ như các vấn đề mắt và tim mạch.

Các lựa chọn thuốc bôi ngoài da dành cho người bị vẩy nến

Đa số mọi người bị vẩy nến nhẹ (là những người chỉ bị ảnh hưởng dưới 5% bề mặt da) đều phù hợp với việc sử dụng thuốc bôi điều trị ngoài da. Nhưng một số loại thuốc bôi nhất định sẽ không nên sử dụng cho trẻ nhỏ hoặc người mắc các bệnh khác. Phụ nữ mang thai bị vẩy nến nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc bôi ngoài da nào. Việc lựa chọn thuốc bôi ngoài da cho bạn nên bắt đầu bằng việc trao đổi với bác sỹ về tình trạng cũng như triệu chứng cụ thể của bạn.

Các lựa chọn thuốc bôi ngoài da dành cho người bị vẩy nến bao gồm:

Corticosteroid: Đây là loại thuốc bôi thường được sử dụng để kiểm soát các đợt vẩy nến bùng phát. Coritcosteroid bôi ngoài da có cả ở dưới dạng thuốc kê đơn và không cần kê đơn, và có đủ các loại thuốc từ loại nhẹ nhất cho đến loại mạnh nhất. Corticosteroid là một loại thuốc chống viêm có thể có hiệu quả rất nhanh trong việc giảm viêm, giảm đau và giảm đỏ. Tuy vậy, các bác sỹ thường sẽ khuyên bạn không nên sử dụng corticosteroid bôi ngoài da trong thời gian dài bởi thuốc có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ như dày sừng da, dễ bầm tím và thay đổi sắc tố da. Trẻ nhỏ nên thận trọng khi sử dụng corticosteroid  và chỉ nên sử dụng trên một vùng da hẹp.

Thuốc bôi không chứa steroid: Những loại thuốc bôi ngoài da không chứa steroid dưới đây cần được kê đơn:

  • Các chất tương tự vitamin D (vitamin D analogues) phát huy tác dụng bằng việc làm chậm quá trình phát triển của các tế bào da. Tác dụng phụ của các loại thuốc này có thể bao gồm ngứa, khó chịu ở da và đào thải quá nhiều canxi trong nước tiểu. Những loại thuốc thuộc dạng này tương đối an toàn để sử dụng cho trẻ nhỏ.
  • Dẫn xuất vitamin A: ví dụ như tazarotene, là loại retinoid bôi ngoài da có thể làm chậm quá trình phát triển quá mức của các tế bào da. Dẫn xuất vitamin A có thể gây kích ứng da, khô da, và tăng nguy cơ bị cháy nắng. Tazarotene không nên được sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc trẻ nhỏ.

Axit salicylic và nhựa than: Đây là những loại thuốc bôi ngoài da điều trị vảy nến mà không cần kê đơn được sử dụng phổ biến nhất, và được FDA chấp nhận. Axit salicylic khiến lớp ngoài cùng của da bong ra, do vậy, sẽ giúp làm mềm cũng như loại bỏ các mảng da bị vẩy nến. Tuy nhiên, công thức axit salicylic mạnh có thể gây kích ứng da nếu thuốc lưu lại trên da quá lâu. Nhựa than thường được sử dụng để điều trị vẩy nến vì có thể làm chậm quá trình phát triển của các tế bào da và làm giảm tình trạng viêm, nhưng nhựa than cũng có thể gây kích ứng da.

Nếu bạn trao đổi với bác sỹ về các loại thuốc bôi ngoài da điều trị vẩy nến, thì bạn cũng nên nói với bác sỹ về dạng thuốc mà bạn thích sử dụng. Thuốc bôi ngoài da có thể ở dưới dạng kem, thuốc mỡ, gel và bọt. Bạn có thể lựa chọn một dạng thuốc phù hợp với ý thích của bạn.

Phối hợp các loại thuốc điều trị vẩy nến

Ở những người bị vẩy nến mức độ nặng hoặc rất nặng, thuốc bôi ngoài da có thể được sử dụng phối hợp với các loại phương pháp điều trị khác, ví dụ như trị liệu ánh sáng, sử dụng thuốc hệ thống hoặc các thuốc sinh học.

Nếu bạn sử dụng các loại thuốc hệ thống và vẫn có những mảng da nhỏ bị vảy nến hoặc có những vùng da chậm đáp ứng với điều trị thuốc hệ thống, thì việc sử dụng thuốc bôi ngoài da có thể sẽ giúp ích cho những vùng da đó. Trong rất nhiều trường hợp, bệnh vẩy nến có thể sẽ không đáp ứng với một phương pháp điều trị đơn thuần. Việc phối hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm cả việc sử dụng thuốc bôi ngoài da thường sẽ cần thiết trong trường hợp này.

Khi nào việc dùng thuốc bôi da là chưa đủ

Sử dụng mỗi thuốc bôi ngoài da để điều trị vẩy nến đôi khi là chưa đủ, đặc biệt là nếu bạn bị bệnh vẩy nến khó điều trị hoặc nếu các mảng da bị vẩy nến chiếm trên 5% diện tích da trên cơ thể của bạn. Những người bị vẩy nến mức độ trung bình và nặng thường có thói quen tiếp tục sử dụng một phương pháp điều trị duy nhất là kem bôi ngoài da. Việc này sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng và các nguy cơ khác liên quan đến bệnh vẩy nến, ngoài da, việc tuân thủ điều trị cũng sẽ khó hơn bởi bạn phải thoa rất nhiều thuốc lên một vùng da rất rộng trên cơ thể.

Các dấu hiệu và triệu chứng cho thấy việc dùng thuốc bôi ngoài da điều trị vẩy nến là chưa đủ mạnh để kiểm soát tình trạng vẩy nến của bạn bao gồm:

  • Thường xuyên phải sử dụng kem corticosteroid để kiểm soát các triệu chứng vẩy nến
  • Cần phải sử dụng thuốc bôi ngoài da trên một vùng da rộng trên cơ thể hoặc trên nhiều vùng cơ thể.
  • Không nhận thấy bất cứ dấu hiệu cải thiện nào, kể cả chỉ trên một vùng da nhỏ khi sử dụng thuốc bôi điều trị vẩy nến ngoài da
  • Có các triệu chứng vẩy nến tại các vùng da không thể điều trị được bằng thuốc bôi ngoài da, ví dụ như ở trong miệng hoặc vùng cơ quan sinh dục.

Nếu bạn nhận thấy bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào trên đây, bạn nên trao đổi với bác sỹ về các lựa chọn điều trị bổ sung để có thể giúp bạn kiểm soát bệnh vẩy nến tốt hơn.

Tham khảo thêm thông tin về vẩy nến tại bài viết Những câu hỏi thường gặp về bệnh vẩy nến

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm