Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh tự miễn và các tình trạng nguy hiểm

Bệnh tự miễn có thể khiến bạn có những triệu chứng khó chịu như đau đớn, mệt mỏi, yếu cơ, đau dạ dày, sưng khớp, nổi mẩn ở da v.v… Tuy nhiên, bạn còn có nguy cơ tiến triển những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Tin vui là bạn có thể giảm những nguy cơ đó nếu biết cách phòng chống. Dưới đây là 5 tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh tự miễn và các tình trạng nguy hiểm

Bệnh tim

Bệnh Lupus và viêm khớp không chỉ gây đau đớn cho các khớp. Tình trạng viêm lan tỏa sẽ làm yếu cơ tim góp phần làm xơ hóa động mạch. Thực tế, bệnh tim là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân Lupus. Lupus thường được biết đến là ảnh hưởng các cơ quan như thận và phổi, nhưng các cơ quan khác cũng dễ bị tổn thương.  

Cách phòng chốngCó nhiều bước bạn cần thực hiện để giảm nguy cơ bệnh tim, bao gồm duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Bất kì ai có bệnh tự miễn nên giám sát chặt chẽ huyết áp, đường huyết và cholesterol vì các chỉ số này cũng liên quan đến sức khỏe tim mạch.

Huyết khối ở phổi

Năm 2011, một nghiên cứu trên tạp chí The Lancet cho thấy những người nhập viện vì biến chứng bệnh tự miễn có nguy cơ cao gấp 6 lần bệnh nhân khác đối với bệnh thuyên tắc phổi, một loại đông máu đe dọa tính mạng ở động mạch chính của phổi. Nguy cơ này cao nhất đối với người rối loạn tự miễn ảnh hưởng đến đông máu hoặc viêm mạch máu và cơ.

Cách dự phòngThói quen ít vận động hoặc nằm liệt giường một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ huyết khối hình thành ở vùng thấp của chân. Khi cục máu đông vỡ ra, nó có thể di chuyển đến phổi. Chăm vận động là cách dự phòng tốt nhất. Tuy nhiên nếu điều kiện không cho phép vận động, bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm loãng máu để tránh hình thành cục máu đông. Vớ áp lực có thể giảm sưng và ngăn ngừa máu tập trung về chân. 

Trầm cảm

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Tâm thần học JAMA năm 2013 cho thấy những người nhập viện vì bệnh tự miễn tăng 62% nguy cơ tiến triển trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc khác. Có thể có mối liễn kết giữa hệ miễn dịch và hệ thần kinh. Tất nhiên là, thật khó để duy trì cảm xúc lạc quan khi phải chịu đựng bệnh mãn tính hàng ngày.

Cách dự phòng: Thảo luận với bác sĩ nếu bạn thấy quá tải hoặc trầm cảm. Các dấu hiệu của trầm cảm bao gồm thiếu hứng thú với hoạt động thường này, ngủ quá ít hoặc quá nhiều, mất khẩu vị, khó chịu hoặc bồn chồn, có ý định tự tử. Tư vấn sức khỏe tâm thần và/hoặc dùng thuốc ổn định tâm trạng chẳng hạn thuốc chống trầm cảm có thể khắc phục tình hình.

Ung thư

Những người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ tiến triển một số loại ung thư nhiều hơn. Viêm mãn tính do bệnh tự miễn sẽ kích thích tế bào nhân lên. Cụ thể, bệnh Lupus có mối liên hệ chặt chẽ với một vài dạng ung thư bao gồm bệnh u lympho Hodgkin và không Hodgkin, ung thư vú, phổi, da, cổ tử cung và tử cung.

Cách dự phòng: Phải thường xuyên kiểm tra sàng lọc ung thư nếu bạn bị lupus hoặc các bệnh tự miễn khác liên quan đến ung thư. Hãy đến gặp bác sĩ. Giáo dục sức khỏe và nhận thức cũng là giải pháp chìa khóa. Hãy chú ý đến cơ thể bạn, và đừng ngại liên lạc với bác sĩ nếu bạn thấy có điều gì đó không ổn.

Bệnh tự miễn khác

Có hơn 80 loại bệnh tự miễn khác nhau, nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng đều có chung mối liên quan về gen và môi trường. Kết quả này có thể giải thích vì sao một số người bị ba bệnh tự miễn hoặc hơn, một tình trạng gọi là hội chứng đa tự miễn (MAS).

Cách dự phòng: Không có giải pháp đáng kể để giảm nguy cơ này, mặc dù duy trì lối sống lành mạnh luôn có lợi cho sức khỏe. Nếu bạn có bệnh tự miễn, hãy nói với bác sĩ về các triệu chứng khác kèm theo, từ đó bạn có thể giám sát tình trạng. Ví dụ, nếu bạn bị bệnh vẩy nến, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn viêm khớp, rụng tóc từng vùng, loét dạ dày, xơ cứng bì và hội chứng Sjogren.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết Những điều bạn cần biết về bệnh tự miễn

Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

Xem thêm