Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hoocmôn insulin và glucagon hoạt động như thế nào?

Insulin và glucagon là hai hoocmôn giúp điều chỉnh lượng đường huyết (glucose) trong cơ thể. Đường Glucose từ thức ăn, có vai trò rất quan trọng cho cơ thể. Insulin và glucagon có vai trò quan trọng như nhau trong việc kiểm soát đường huyết, đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường.

Hoocmôn insulin và glucagon hoạt động như thế nào?

Insulinglucagon giống như 2 mặt âm - dương của việc giữ cân bằng đường huyết, luôn đi cùng nhau để giữ lượng đường huyết của bạn ổn đinh. Khi bạn ăn, tụy sẽ tiết ra insulin để làm giảm lượng đường huyết. Giữa các bữa ăn, tụy sẽ tiết ra glucagon để giữ lượng đường huyết ổn định cho tới bữa ăn tiếp theo.

Nếu bạn bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, cơ thể bạn hoặc sẽ không thể sử dụng đúng cách lượng insulin được sản xuất ra, hoặc cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc cả 2 tình trạng trên. Mặt khác, tình trạng này còn làm cho lượng glucagon bị tiết ra một cách bất thường. Khi hệ thống này bị mất cân bằng, lượng đường huyết trong cơ thể bạn sẽ chạm tới mức nguy hiểm.

Insulin hoạt động như thế nào?

Insulin là một hoocmôn thiết yếu của cơ thể được sản xuất ra từ các tế bào tuyến tụy. Insulin chịu trách nhiệm chuyển đường từ trong máu vào các tế bào hoặc chuyển đường từ máu vào các cơ quan dự trữ để tạo ra năng lượng khi cần.

Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn có chứa tinh bột sẽ được tiêu hóa và chuyển hóa thành đường glucose. Việc này sẽ làm tăng lượng đường huyết. Lượng đường huyết tăng lên sẽ gửi tín hiệu đến tụy để sản xuất ra một lượng insulin vừa đủ để kiểm soát lượng đường huyết ổn định trong máu.

Insulin được sản xuất ra sẽ hạn chế glucagon. Insulin sẽ kích thích các tế bào trên khắp cơ thể để lấy đường glucose trong dòng máu để sử dụng glucose như một nguồn cung cấp năng lượng.

Ngoài ra, để cơ thể hoạt động tốt giữa các bữa ăn, lượng glucose thừa sẽ được dự trữ ở tế bào gan và cơ dưới dạng glycogen. Khi glucose được chuyển hóa thành năng lượng hoặc được dự trữ trong gan và cơ, lượng đường huyết trong cơ thể bạn sẽ giảm xuống ở mức ổn định.

Glucagon hoạt động như thế nào?

Cũng như insulin, glucagon là một hoocmôn protein được sản xuất ở tụy và là một hoocmôn đối trọng với insulin. Khoảng 4-6 tiếng sau khi bạn ăn, lượng glucose trong máu sẽ bắt đầu giảm đi. Điều này sẽ kích thích tụy sản xuất ra glucagon. Khi tụy tiết ra glucagon, glucagon sẽ hạn chế insulin.

Tín hiệu gửi đi từ glucagon sẽ báo cho gan và cơ để chuyển hóa glycogen thành đường glucose và giải phóng ngược lại glucose vào máu. Việc này sẽ giữ cho lượng đường huyết của bạn không xuống quá thấp.

Bao nhiêu glucose trong máu là đủ?

Viện nghiên cứu về sức khỏe tại Hoa Kỳ (NIH) đã đưa ra các hướng dẫn về lượng đường huyết

Lượng đường huyết thông thường ở người không bị tiểu đường là:

  • Khi đói: từ 70 đến 99 mg/dL
  • Sau bữa ăn: từ 70 đến 120mg/dL

Lượng đường huyết ở những người bị tiểu đường:

  • Trước bữa ăn: từ 70 đến 110-130mg/dL
  • Sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng: dưới 180mg/dL

Các rối loạn

Việc điều chỉnh lượng đường huyết trong máu là một cơ chế chuyển hóa rất thần kỳ. Tuy nhiên, cơ chế này lại có lúc không hoạt động như cách nó được tạo ra. Đái tháo đường, tình trạng được biết đến khi lượng đường huyết tăng không đúng cách, ảnh hưởng đến khoảng 29.1 triệu người Mỹ.

Tiểu đường gồm các loại:

Tiểu đường typ 1: là dạng ít phổ biến của bệnh tiểu đường. Đây là một dạng bệnh tự miễn mà hệ miễn dịch sẽ phá hủy các tế bào sản xuất ra insulin trong tụy. Trước đây, tiểu đường typ 1 được gọi là  tiểu đường phụ thuộc insulin. Người bệnh sẽ phải dùng insulin để có thể sống được.

Tiểu đường typ 2: xảy ra khi các tế bào không đáp ứng lại với insulin. Theo thời gian, cơ thể sẽ giảm sản xuất insulin và do đó, lượng đường huyết sẽ tăng lên. Tiểu đường typ 2 có liên quan chặt chẽ với bệnh béo phì và là dạng  tiểu đường chiếm 90-95% các trường hợp được chẩn đoán  tiểu đường. Tiểu đường typ 2 có thể được kiểm soát bằng việc dùng thuốc và thay đổi lối sống, như giảm cân, ăn uống dinh dưỡng và luyện tập thể thao.

Tiểu đường thai kỳ: một số phụ nữ được chẩn đoán mắc tiểu đường muộn trong thai kỳ. Trong trường hợp này, các hoocmôn liên quan đến thai kỳ được cho là làm cản trở hoạt động của insulin. Tiểu đường thai kỳ thường sẽ biến mất khi thai kỳ kết thúc. Tuy nhiên, những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ mắc  tiểu đường typ 2 cao hơn trong tương lai.

Tiền tiểu đường: Nếu bạn bị tiền tiểu đường, cơ thể bạn vẫn có thể sản xuất insulin nhưng không sử dụng hiệu quả. Hậu quả là lượng đường huyết của bạn vẫn tăng lên nhưng tăng không đủ cao để được xếp vào tiểu đường typ 2. Rất nhiều người bị tiền tiểu đường sẽ tiến triển thành tiểu đường typ 2. Nhưng bằng việc thay đổi lối sống, bao gồm kiểm soát cân nặng, tập thể thao và ăn uống lành mạnh, tiểu đường typ 2 có thể ngăn chặn được.

Sống khỏe mạnh

Không phải tất cả các dạng tiểu đường đều dự phòng được. Tuy nhiên, duy trì lối sống khỏe mạnh, bao gồm việc luyện tập và ăn uống điều độ có thể dự phòng và ngăn chặn được được tiểu đường typ 2 và tiền tiểu đường.

Lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng để có thể sống được với bất kỳ bệnh nào liên quan đến insulin. Thường xuyên luyện tập và tỉnh táo khi ăn uống là những điều kiện quan trọng để kiểm soát các vấn đề gây ra bởi tiểu đường.

Tham khảo thông tin thêm về insulin tại bài viết: 6 sai lầm thường mắc phải khi tiêm insulin

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm