Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người bệnh thay khớp gối bán phần cần lưu ý gì?

Ca thay khớp gối bán phần đầu tiên tại miền Bắc vừa thực hiện thành công tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với sự chuyển giao kỹ thuật của chuyên gia Đức (Báo SK&ĐS truyền hình trực tuyến) đã nhận được sự hoan nghênh của cộng đồng.

Người bệnh thay khớp gối bán phần cần lưu ý gì?

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về kỹ thuật này, PV Báo SK&ĐS đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Văn Hoạt, Khoa Ngoại thần kinh, Cột sống và Chấn thương chỉnh hình (Khoa Ngoại A), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. TS. Hoạt cũng là người trực tiếp thực hiện ca mổ thay khớp gối bán phần đầu tiên tại BV cùng với GS.TS. Gunter Jens Muller, chuyên gia Đức, giáo sư nổi tiếng thế giới về phẫu thuật khớp.

PV: Xin bác sĩ cho biết tỉ lệ thoái hoá khớp gối và tỉ lệ bệnh nhân cần phải thay khớp gối ở nước ta hiện nay?

TS. Nguyễn Văn Hoạt: Thống kê gần đây nhất, tình trạng thoái hoá khớp gối ngày một gia tăng, cả nước có khoảng 3,6 triệu người bị thoái hoá khớp nói chung, trong đó có khoảng 50% là thoái hoá khớp gối. Dự kiến đến năm 2020, tỉ lệ này tăng lên khoảng 6 triệu người, trong đó có khoảng 0,5-1% phải thay khớp gối.

Thông thường người dân Việt Nam đến bệnh viện rất muộn, thường trong giai đoạn không thể chịu đựng được nữa, đi lại rất khó khăn thì mới đến bệnh viện. Những trường hợp như vậy thì phải tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ có chỉ định thay khớp gối hoặc điều trị nội và các biện pháp khác, không phải tất cả các trường hợp đến viện đều là giai đoạn sớm.

TS. Nguyễn Văn Hoạt.

PV: Vậy khi nào thì người bệnh cần phải thay khớp gối?

TS. Nguyễn Văn Hoạt: Thông thường biểu hiện sớm nhất là bệnh nhân bị đau khớp gối, nhất là khi bước lên cầu thang, chạy nhảy hoặc đau về ban đêm. Những bệnh nhân bị đau khớp mà đến viện sớm thì lựa chọn chỉ định rất dễ dàng. Thường với bệnh nhân thoái hoá khớp gối độ 3 hoặc 4 thì bác sĩ sẽ chỉ định thay khớp gối. Tuy nhiên ở độ 3 thì sẽ tuỳ thuộc vào tổn thương 1 khoang hay 2 khoang mà có lựa chọn thay toàn phần hay bán phần. Với bệnh nhân tổn thương 1 khoang thì sẽ thay bán phần, còn bệnh nhân tổn thương cả 2 khoang và thoái hoá khớp gối nhiều thì sẽ thay toàn phần.

PV: Kỹ thuật thay bán phần có ưu điểm gì so với kỹ thuật thay toàn phần trước đây?

TS. Nguyễn Văn Hoạt: Trước đây, hầu hết các bệnh nhân bị thoái hoá khớp gối người ta đều thay toàn phần vì ở Việt Nam kỹ thuật thay bán phần chưa được phổ biến, mới được thực hiện trong TP.HCM cách đây 2 tháng. Với tổn thương khớp gối mà tổn thương cả 2 bên lồi cầu trong, lồi cầu ngoài của xương đùi hoặc mâm chày trong, mâm chày ngoài thì thay toàn phần là đương nhiên. Tuy nhiên với những bệnh nhân tổn thương đến sớm, tổn thương 1 bên, tổn thương 1 khoang trong hoặc ngoài thì thay khớp gối bán phần là một lựa chọn rất thích hợp, nhất là bệnh nhân trẻ.

Tuy nhiên chỉ định thay khớp gối bán phần rất chặt chẽ, ví dụ bệnh nhân thoái hoá khớp ở một khoang, còn dây chằng chéo trước và duỗi gối không mất quá 5 độ, vẹo trong không quá 10 độ, vẹo ngoài không quá 15 độ, phạm vi gấp khúc gối còn tương đối tốt.

TS. Nguyễn Văn Hoạt và GS.TS. Gunter Jens Muller (chuyên gia Đức) đang trao đổi với bệnh nhân bị thoái hoá khớp gối.

PV: Bệnh nhân thay khớp gối bán phần có thể xảy ra rủi ro hay nguy cơ gì không?

TS. Nguyễn Văn Hoạt: Giống như bất kỳ bệnh lý nào đấy, phẫu thuật đều có rủi ro. Thay khớp gối bán phần rủi ro cũng giống như các loại thay khớp khác là sau một thời gian có thể khớp bị lỏng ra. Có thể là 10 năm, 20 năm, 30 năm, thậm chí hơn nữa thì khớp có thể bị lỏng. Biến chứng sớm hơn là có thể nhiễm trùng, viêm sau khi thay khớp, biến chứng đau sau khi thay khớp… có thể xảy ra giống như bất kỳ việc thay khớp nhân tạo nào.

PV: Sau khi thay khớp bệnh nhân cần lưu ý những gì về chế độ tập luyện phục hồi chức năng khớp và chế độ dinh dưỡng?

TS. Nguyễn Văn Hoạt: Sau thay khớp bán phần thì bệnh nhân phục hồi chức năng rất nhanh, thường chỉ sau vài tiếng là bệnh nhân có thể tập đi lại được và tì nhẹ chân bên phẫu thuật. Tuy nhiên phục hồi chức năng sau mổ đúng cách sẽ giúp cho tuổi thọ của khớp tăng cao và cách tập phục hồi chức năng có quy trình riêng để cho bệnh nhân những ngày đầu sau mổ, thời gian sớm sau mổ về nhà, khi tập đi lại, khi chạy nhảy và vận động thể thao đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ quy trình phục hồi chức năng rất nghiêm ngặt thì sẽ nâng cao tuổi thọ của khớp.

Với bệnh nhân thay khớp bán phần, trọng lượng cơ thể cao cũng là một nguy cơ. Bệnh nhân cần ăn uống làm sao để chất lượng xương tốt và giảm trọng lượng là 2 yêu cầu về dinh dưỡng để duy trì khớp tốt hơn.

PV: Xin cảm ơn bác sĩ!

Hạ Hiền - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm