Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngạt mũi kéo dài ở bà bầu

Chảy nước mũi, ngạt mũi là một căn bệnh khá phổ biến và đặc biệt là ở phụ nữ mang thai. Theo số liệu thống kê là có khoảng 30% phụ nữ mang thai rơi vào tình trạng chảy nước mũi, ngạt mũi tự nhiên.

Thông thường thai phụ thường gặp nhũng triệu chứng của bệnh ở tháng thứ hai và phát triển nặng hơn vào những tháng cuối. Ở bài viết này tôi sẽ chia sẻ cho các mẹ những thông tin hữu ích cho tình trạng ngạt mũi kéo dài ở phụ nữ có thai.
Khi mang thai sức đề kháng của người mẹ kém rất nên dễ mắc phải các bệnh và đặc biệt là bệnh về đường hô hấp. Khi mẹ bầu gặp phải những triệu chứng khó thở, hắt hơi, ngạt mũi, ho sốt, ngứa tai kéo dài nhiều ngày thì mẹ đã gặp phải những triệu chứng của viêm mũi thai kỳ.

Nguyên nhân gây ngạt mũi ở bà bầu

Nguyên nhân chính mà những bà bầu gặp phải chứng ngạt mũi là do khi mang thai lượng estrogen tăng cao dẫn đến tình trạng màng mũi sưng và đóng dịch nhầy. Ngoài ra còn một vài nguyên nhân giống ở người trưởng thành:

Do nhiễm khuẩn, nhiễm virut gây viêm xoang, viêm mũi…

Do khối u, polyp trong mũi

Do chấn thương hoặc có dị vật trong mũi

Do tình trạng vẹo vách ngăn

Do gặp phải những tác nhân gây dị ứng

Cách chữa ngạt mũi cho bà bầu

Trong thời kỳ mang thai ngoài một số loại thuốc bổ mà bác sĩ gợi ý cho thì các bà bầu cũng không nên dùng các loại thuốc Tây nhiều. Dưới đây là một vài gợi ý chữa ngạt mũi cho bà bầu đơn giản và không cần sử dụng thuốc.

 Rửa mũi bằng nước muối

Dịch nhầy ở mũi tích tụ lại nhiều dẫn đến triệu chứng ngạt mũi, khó thở. Do vậy, vệ sinh mũi giúp cho mũi thông thoáng hơn, làm loãng các dịch nhầy tích tụ ở mũi. Dùng khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% mua ngoài hiệu thuốc hoặc tự pha dung dịch nước muối để vệ sinh mũi. Nước muối tự pha thì chỉ cần nửa muỗng cafe muối và 1 ly nước ấm khoảng 60 độ hòa tan muối là có dung dịch nước muối vệ sinh mũi. Làm theo cách làm này sẽ giúp cho xoang mũi thông thoáng dịch nhờn và làm sạch được vi khuẩn cư trú tại xoang mũi.

Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng

Khoang miệng sạch sẽ giúp ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn vào xoang mũi, làm viêm họng. Xúc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng thường xuyên giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi từ mũi tấn công sang họng và lên mũi. Hơn nữa khi súc miệng nước muối và nước súc miệng tràn lên xoang mũi giúp cho xoang mũi sạch sẽ hơn.

Uống nhiều nước

70% cơ thể bạn là nước. Uống đầy đủ nước mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe người bệnh. Bên cạnh đó, lượng nước nạp vào cơ thể giúp làm loãng các dịch nhầy tích tụ ở xoang mũi. Tốt nhất là các bà bầu nên uống nước ấm hoặc uống nước ấm pha với mật ong.

Xông hơi cho xoang mũi

Xông hơi giúp cho xoang mũi thông thoáng hơn, tan chảy các dịch nhầy ở xoang mũi nhanh hơn. Đây chỉ là liệu pháp tạm thời nhưng giúp cho các bà bầu dễ chịu hơn. Có một vài cách xông hơi cho xoang mũi cho bà bầu sử dụng như:

Làm ấm chiếc khăn sạch bằng nước ấm và đắp lên mặt hít thở hoặc dùng 2 ngón tay trỏ massage bên sống mũi giúp cho khí huyết lưu thông hơn.

Đổ nước nóng vào 1 tô để trên bàn trước mặt và dùng khăn tắm trùm lên đầu để hơi nóng tích tụ vùng trước mặt. Hơi nóng bốc lên cũng giúp cho xoang mũi dễ chịu hơn.

Tránh ăn đồ cay, nóng

Những thực phẩm tẩm ướp gia vị cay, những món ăn cay, gia vị cay như: tiêu, ớt, mù tạt làm kích thích nước mũi tiết ra nhiều hơn. Do đó để giảm bớt những cảm giác khó chịu mẹ bầu nên tránh hoặc kiêng hẳn những đồ ăn cay bởi nó còn có hại cho dạ dày của bạn.

Còn rất nhiều những phương pháp đơn giản giúp triệu chứng của bệnh thuyên giảm hơn như: kê cao gối khi ngủ, vận động tập thể dục thể thao, dùng máy phun sương tạo độ ẩm giúp làm loãng dịch nhờn, tránh tiếp xúc với những vật thể gây dị ứng… Hy vọng với những phương pháp đơn giản trên đây giúp các mẹ bầu giảm bớt được những triệu chứng khó chịu và giúp cho quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Chúc bạn sức khỏe!

Theo Benhxoang.vn
Bình luận
Tin mới
Xem thêm