Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo hay khi con lười ăn trái cây

Mỗi loại trái cây đều có đặc thù khác nhau, vì thế khi cho bé ăn các bà mẹ nên cho bé ăn một cách khoa học.

Không chỉ là nguồn cung cấp vitamin quý giá, trái cây còn như một loại thuốc giúp trẻ em phòng tránh và điều trị nhiều loại bệnh trong tất cả các mùa. Vì thế mà các bà mẹ luôn coi trái cây là khẩu phần ăn không thể thiếu của trẻ trong ngày…

Trái cây không phải qua quá trình nấu nướng nên giữ được hàm lượng vitamin và khoáng chất cao. Nhưng theo BS Phan Bích Nga (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), mỗi loại trái cây đều có đặc thù khác nhau, vì thế khi cho bé ăn các bà mẹ nên cho bé ăn một cách khoa học. 

Cho bé ăn trái cây thế nào?

Mỗi ngày, mẹ chỉ nên cho trẻ khoảng 113g đến 170g nước trái cây và thường xuyên thay đổi thực đơn nước trái cây cho bé. Bé 2, 3 tháng tuổi nên cho uống nước trái cây, bé từ 4 tháng tuổi trở lên có thể ăn, uống sinh tố và hơn nữa là trái cây dạng nguyên chất, tùy theo độ tuổi và bộ máy tiêu hóa của bé. Mẹ hãy cho bé ăn trái cây ngay khi vừa cắt hay ép, vì nếu để lâu chúng sẽ có tính axit và mất nhiều vitamin và thường xuyên thay đổi trái cây để bé không bị “nghiện” hoặc “ám ảnh”. Mẹ nên cho bé uống nước ép trái cây hoặc rau quả 100%, không dùng loại có sẵn hay đóng hộp. 

Thời điểm tốt nhất để cho bé ăn trái cây là khoảng thời gian giữa hai bữa ăn, hoặc sau khi bé ngủ trưa dậy. Mẹ không nên cho bé ăn trái cây trước hoặc ngay sau khi bé ăn no. Đặc biệt, khi bé uống sữa, sau 1 giờ mẹ mới nên cho bé ăn cam, quýt, vì chất chua (axit) trong loại hoa quả này khi gặp protein trong sữa có thể bị ngưng động, kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình cơ thể bé hấp thụ chất dinh dưỡng từ cam, quýt.

Ảnh minh họa - Internet

Nên cho bé ăn trái cây nào? 

Khi bắt đầu tập ăn trái cây, bạn nên cho trẻ ăn táo. Táo cung cấp các loại vitamin A, C, E… Mẹ có thể ép táo lấy nước cho trẻ uống để phòng ngừa những bệnh về đường hô hấp. Chất xơ của táo còn giúp ngăn ngừa táo bón. 

Một loại quả dành cho những trẻ ít tháng tuổi đó là đu đủ. Đây là loại trái cây có chứa vitamin C (100g đu đủ chứa 54mg vitamin C) và nhiều enzyme rất phù hợp cho hoạt động của hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ. 

Tiếp đến là các loại cam quýt. Loại quả này chứa nhiều vitamin C có tác dụng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ.100g quýt chứa 55 mg vitamin C, 100g cam chứa 40mg… trong khi nhu cầu vitamin C ở trẻ 1 tuổi là khoảng 30mg/ngày. Một ngày mẹ có thể cho bé ăn 1 quả quýt 60g là có thể đảm bảo nhu cầu vitamin C mỗi ngày cho trẻ. Các loại quả chứa nhiều vitamin C nên ăn sau bữa ăn chính. 

Khi bé được 6 tháng tuổi mẹ có thể cho bé ăn kiwi. Một trái kiwi cung cấp nhiều gấp 2 lượng sinh tố C cho nhu cầu tối thiểu hàng ngày. Hàm lượng chất xơ và chất nhầy đặc biệt của nó rất tốt cho trẻ, giúp nhuận tràng, nhất là trẻ bị táo bón.

Quả chuối được cho là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời và an toàn dành cho trẻ nhỏ, cung cấp chất dinh dưỡng, vitamin B và giúp trẻ tiêu hóa tốt, nhuận tràng.

Ngoài ra mẹ có thể cho bé ăn nho, xoài, dưa hấu... Nho chứa nhiều hợp chất tăng sức đề kháng cho cơ thể, được gọi là polyphenol, phần lớn hợp chất này tập trung ở vỏ và có ở nhiều nho đen hơn nho xanh và rất giàu kali và vitamin C (100g nho ta có chứa 45mg vitamin C). Xoài cũng là loại quả chứa nhiều vitamin C ngang hàng với cam quýt. Đồng thời là loại trái cây chứa nhiều tiền vitamin A (bêta carotene) đóng vai trò quan trọng đối với thị lực và tăng khả năng kháng viêm cho cơ thể. Còn khi thời tiết nóng bức, dưa hấu là loại quả có tác dụng giải khát rất tốt dành cho trẻ em. Dưa hấu có tính mát, lại nhuận tràng, rất tốt cho trẻ khi bị táo bón.

Để bé thích trái cây

Trái cây khi chín thường rất thơm ngon và hấp dẫn, nhưng nhiều bé lại rất sợ trái cây do bị mẹ ép ăn nhiều, hoặc do bé chưa quen với hương vị của chúng. Để bé hào hứng với trái cây, việc đầu tiên là mẹ có thể tập cho bé ăn trái cây bằng cách cho bé ăn loại trái ngọt giống sữa hoặc trái cây xay. Bé lớn hơn, hãy để bé tham gia vào việc lựa chọn loại trái cây bé thích và hãy cắt trái cây thành những hình thù đáng yêu, sống động. 

Mẹ hãy xay trái cây thành những cốc sinh tố màu sắc cuốn hút để bé thích thú. Mẹ cũng cần làm gương cho trẻ, khiến bé yêu chịu ăn hoa quả và rau xanh khi chính mẹ nồng nhiệt với những món bổ dưỡng này.

Theo Sức khoẻ và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm