Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mách bạn rèn tư duy nhạy bén

Ngày nay, khi cuộc sống càng hiện đại thì dường như có nhiều người trong chúng ta lại trở nên chậm chạp, ngại tư duy và phải nhờ sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị công nghệ.

Mách bạn rèn tư duy nhạy bén

Thật vậy, khi bạn càng ít sử dụng đến tư duy, bộ não sẽ càng trì trệ. Do đó, luyện tập cho não là rất cần thiết nếu bạn muốn phát triển trí tuệ của mình. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng bạn có thể cải thiện được trí thông minh của mình bằng cách cho bộ não rèn luyện hàng ngày.

Đi bộ giúp tư duy nhạy bén. Ảnh: Trần Minh

Đi bộ giúp tư duy nhạy bén. Ảnh: Trần Minh

Hãy rèn luyện thói quen tư duy hàng ngày

Thực tế cho thấy, việc tăng cường suy nghĩ sẽ tốt hơn cho não và ngược lại, cần rèn luyện thói quen tư duy để giúp duy trì khả năng của não. Những người hoạt động trí tuệ tích cực sẽ giúp duy trì hoạt động của não tốt hơn, đồng thời giữ được khả năng tư duy sắc bén. Bạn hãy cố gắng nhớ lại những chuyện trong quá khứ coi như đây là những bài tập thể dục cho não. Bạn nên đọc sách, nghe giảng, các bài thuyết trình, nghe đài, chơi một trò chơi nào đó, tham quan bảo tàng, học ngoại ngữ... để tăng cường khả năng nhạy bén của não.

Hoạt động thể chất đều đặn

Tập thể dục như đi bộ hay bơi lội, các hoạt động thể lực làm tăng nhịp tim, tăng cường tuần hoàn, giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn cũng có ảnh hưởng lớn tới tinh thần của bạn. Hoạt động thể chất làm tăng cung cấp máu cho não, cải thiện tuần hoàn não và sự liên kết giữa các tế bào thần kinh ở não. Duy trì hoạt động thể lực giúp bạn tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tư duy và trừu tượng, giúp cho khả năng suy nghĩ của bạn tốt hơn trong công việc và hoạt động hàng ngày.

Cần chế độ ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng sẽ tốt cho hoạt động của não. Bạn nên ưu tiên chọn những thực phẩm tốt cho hệ tim mạch, không ăn quá nhiều chất béo. Ở tuổi trung niên béo phì sẽ làm tăng khả năng bị sa sút trí tuệ gấp đôi, tăng cholesterol máu và tăng huyết áp cũng làm tăng nguy cơ gây sa sút trí tuệ. Hạn chế sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn. Các đồ uống có cồn đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến não, làm cho khả năng tư duy kém đi, rối loạn nhận thức và giảm trí nhớ, ảnh hưởng tới lời nói, vận động, tác phong và hành vi. Những ảnh hưởng này không chỉ là trước mắt mà còn là lâu dài gây hậu quả nghiêm trọng là có thể teo não, đặc biệt thu hẹp thùy trán của não. Những hậu quả này không có khả năng hồi phục kể cả khi bạn đã bỏ rượu.

Bạn nên sử dụng một số loại thực phẩm có lợi cho não: Đồ luộc hay đồ hầm sẽ tốt hơn đồ rán; Nên sử dụng dầu ăn làm từ các hạt như đậu nành, oliu hơn là dùng bơ và các chất béo từ động vật; Ăn đa dạng thức ăn; Ăn đa dạng trái cây với các màu sắc khác nhau; Ăn cá nhiều tốt cho não.

Nên đọc sách mỗi ngày giúp rèn luyện tư duy.

Nên đọc sách mỗi ngày giúp rèn luyện tư duy.

Âm nhạc có tác dụng rất tốt cho não

Chơi nhạc cụ sớm trong cuộc sống sẽ mang lại những suy nghĩ rõ ràng hơn khi bạn lớn lên. Thực tế cho thấy, âm nhạc làm tăng các chức năng tâm thần của não mà những chức năng này lại không liên quan gì đến âm nhạc như tăng trí nhớ và khả năng tư duy hay lập kế hoạch. Khi chúng ta nghe một đoạn của một giai điệu, toàn bộ não bộ của chúng ta làm việc, xử lý đoạn giai điệu đó, nhận ra giai điệu này có quen hay không, nhận xét đoạn giai điệu có hay hay không và đưa ra những quyết định khác như: Có nghe tiếp đến hết toàn bộ bản nhạc hay không, hoặc có nên download hay mua bản nhạc này hay không... Khi nghe nhạc, toàn bộ não bộ hoạt động. Âm nhạc là một chất kích thích phức tạp và ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung cũng như sức khỏe của não bộ của chúng ta.

Giấc ngủ tốt cho não

Thiếu ngủ rất có hại cho não, cần phải ngủ đủ giấc trước và sau khi làm việc trí óc thì não của bạn làm việc sẽ hiệu quả hơn. Khi bạn mệt mỏi, thật khó để tập trung vào mọi thứ. Nếu sau đó bạn được ngủ, não của bạn sẽ lưu lại thông tin để bạn có thể nhớ lại sau. Giấc ngủ về ban đêm là tốt nhất cho bộ nhớ và tâm trạng của bạn. Người lớn cần ngủ 7-8 giờ mỗi đêm. Giấc ngủ trưa cũng đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe, giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim và tăng hiệu quả làm việc. Các chuyên gia sức khỏe cho rằng, thời gian ngủ trưa lý tưởng là khoảng 25 - 30 phút. Ngủ trưa với thời gian phù hợp sẽ giúp đem lại nhiều ích lợi đáng kể cho sức khỏe chúng ta. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người ngủ giấc trưa ngắn mỗi ngày (hoặc ít nhất 3 lần/tuần) có nguy cơ tử vong do bệnh tim thấp hơn 37% so với những người không ngủ trưa. Giấc ngủ trưa cũng được cho sẽ đem lại sức sáng tạo tuyệt vời trong công việc.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Âm nhạc giúp não bộ luôn tươi trẻ

TS.BS. Cầm Bá Thức - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm