Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Liệu pháp làm lạnh: phương pháp thay thế cho phẫu thuật ung thư vú?

Một nghiên cứu gần đây cho biết, phương pháp làm lạnh được gọi là kĩ thuật nhiệt động (cryoablation) có thể là phương pháp thay thế khả thi cho phẫu thuật cắt bỏ khối u để điều trị ung thư giai đoạn sớm.

Trong nghiên cứu nhỏ trên 86 bệnh nhân, tác giả nghiên cứu, bác sĩ Deanna Attai đã chỉ ra: “phương pháp nhiệt động chữa trị thành công phần lớn các khối ung thư vú nhỏ với ít phản ứng phụ hay biến chứng". Cô cũng là một giáo sư trợ giảng lâm sàng về phẫu thuật tại trường Đại học California, Los Angeles, trường y David Geffen.

Sử dụng phương pháp tiếp cận xâm lấn tối thiểu để tiêu diệt tế bào ung thư, sẽ có rất ít hoặc không có thay đổi đến hình dáng của vú. Nguy cơ chính là phương pháp này có thể sẽ không tiêu diệt hết các tế bào ung thư.

Một bác sĩ phẫu thuật khác đã lưu ý rằng mặc dù vẫn cần các nghiên cứu khác, kĩ thuật nhiệt động có thể sẽ là “một công cụ tiềm năng mới mang đến hy vọng cho bệnh nhân”.

Bác sĩ  Laura Kruper, trưởng dịch vụ phẫu thuật ngực tại Trung tâm ung thư thành phố Hope  tại Duarte, California cho rằng, “Đây là bước đầu cho những thông tin đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, phương pháp này không dành cho mọi đối tượng. Chỉ có thể áp dụng phương pháp này nếu khối u chỉ bé khoảng 1 cm.

Kĩ thuật làm lạnh này đã được sử dụng hàng năm để chữa ung thư gan, phổi và thận cũng như khối u ngực lành tính. Cũng trong nghiên cứu kể trên, kĩ thuật làm lạnh đã được thực hiện trển bệnh nhân tại 19 trung tâm trên khắp nước Mỹ. Khối u phải từ 2cm trở xuống.

Vì nghiên cứu này được xây dựng để đánh giá độ hiệu quả của kĩ thuật trước khi chính phủ chấp thuận, những nhà nghiên cứu đã phẫu thuật tách bỏ khối u 28 ngày sau khi điều trị lạnh. Sau đó họ xét nghiệm mô ở phòng thí nghiệm bệnh học.

Nhìn chung, kĩ thuật làm lạnh thành công với 92%  ca ung thư, và có hiệu quả trên tất cả các khối u nhỏ hơn 1cm, kết quả của nghiên cứu cho biết.

Attai cho biết, thủ thuật trên bệnh nhân ngoại trú được thực hiện sau khi gây tê cục bộ. Một bác sĩ sử dụng hình ảnh siêu âm để dẫn đường cho một đầu do mảnh giống kim tiêm đi vào khối u. Tại đó, đầu dò phát ra nitơ lỏng, tạo ra một viên băng để làm đông biểu mô. Nitơ sẽ không chạm vào mô khối u. Sau đó, cơ thể dần dần hấp thụ lại mô “chết”. Vết sẹo để lại sẽ rất nhỏ.

Biến chứng tiềm tàng của kĩ thuật nhiệt động bao gồm nhiễm khuẩn, chảy máu, da bỏng lạnh, đau và để lại sẹo. Để tránh bỏng lạnh, khối u gần bề mặt da không nên chữa theo cách này.

Một số bệnh nhân trong nghiên cứu đã nói với Attai họ muốn bỏ qua phẫu thuật cắt khối u sau khi đã thực hiện kĩ thuật nhiệt động, Tuy nhiên, một bộ phận lại thấy thoải mái hơn với phương pháp phẫu thuật truyền thống.

Có thể mất hằng năm trước khi phương pháp tiếp cận này được khuyến nghị cho thực hành điều trị tiêu chuẩn. Attai nói rằng: “Kĩ thuật nhiệt động sẽ tiêu diệt các khối u nhỏ. Để thực sự so sánh với phương pháp cắt khối u, chúng ta cần nghiên cứu trên bệnh nhân trải qua cắt đốt nhưng không phẫu thuật sau đó. Cần ghi chép thông tin của họ ít nhất 5 năm để  xem tỉ lệ tái phát có cao hơn không. Cũng nên xem xét xạ trị có cần thiết sau khi thực hiện kĩ thuật làm lạnh không.”

Nghiên cứu này đã được xuất bản trên tạp chí Biên niên Ung thư học phẫu thuật gần đây.

Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm