Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm gì để bảo vệ mình khi thủy đậu vào mùa?

Tại Việt Nam, tháng 3 - tháng 5 hằng năm là thời điểm dễ bùng phát bệnh thủy đậu.

Làm gì để bảo vệ mình khi thủy đậu vào mùa?

Đây là một bệnh rất dễ lây truyền, có thể dẫn đến những biến chứng khó lường và hậu quả nghiêm trọng mà bất kỳ ai cũng không nên xem thường.

Thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là một bệnh cấp tính do vi rút Varicella Zoster gây ra. Vào giai đoạn cuối Đông đầu Xuân, thời tiết nồm, ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi cho vi rút này sinh sôi nảy nở, dễ bùng phát thành dịch bệnh, đặc biệt là tại các đô thị đông dân như TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hằng năm, vào thời điểm này, có hàng ngàn ca bệnh thủy đậu được ghi nhận trên khắp cả nước. Theo các chuyên gia, con số này trên thực tế còn cao hơn nhiều nếu tính cả những người mắc bệnh nhưng tự điều trị tại nhà mà không tìm đến các cơ sở y tế.

Tháng 3-5 hàng năm là thời điểm bùng phát bệnh thủy đậu

Biến chứng khó lường

Thủy đậu là bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả trẻ sơ sinh. Trong đó, theo thống kê của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 7 tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh nhất (90%) do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh thủy đậu lây lan trực tiếp qua đường hô hấp.

Khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi, dịch hầu họng và nước bọt chứa vi rút bắn ra chung quanh, người lành hít phải sẽ bị lây bệnh. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua đồ dùng có dính chất tiết dịch hầu họng hay dịch từ các bóng nước của bệnh nhân. Điều nguy hiểm là khoảng thời gian trước và sau khi xuất hiện các mụn nước, người bệnh vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác.

90% đối tượng mắc bệnh là trẻ em trong độ tuổi từ 2 -7 tuổi do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện

Ở thể nhẹ, thủy đậu gây mụn nước ở khắp đầu mặt, tay chân và cơ thể. Với những người khỏe mạnh thì bệnh thủy đậu thường diễn tiến lành tính. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khó lường. Đó là khi các mụn nước bị bội nhiễm, xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não và để lại di chứng. Thậm chí, một số trường hợp có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Đối với phụ nữ đang mang thai, mắc bệnh thủy đậu có thể dẫn đến sảy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi (dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, mắc chứng đầu nhỏ…), đặc biệt là khi thai kỳ trong khoảng 13 - 20 tuần. Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu lây truyền từ mẹ diễn biến cũng rất nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong lên đến 30%.

Tiêm vắc-xin - biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất

Mặc dù thủy đậu là một bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng với những biến chứng khó lường nhưng bất kỳ ai cũng có thể chủ động phòng bệnh bằng nhiều cách đơn giản như hạn chế tiếp xúc với người bệnh, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, bổ sung thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể… Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn chưa phải là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ - Bác sĩ Cao Hữu Nghĩa (Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh) cho biết: “Đối với thủy đậu, tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. 90% những người đã chủng ngừa sẽ tránh hoàn toàn được căn bệnh này. 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu (dưới 50 nốt), và thường là không bị biến chứng”.

Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh thuận tiện và hiệu quả nhất ở thời điểm hiện tại

Đối với trẻ từ 1 đến 12 tuổi, chỉ cần một liều vắc-xin là đủ giúp trẻ ngăn ngừa bệnh thủy đậu.

Từ 13 tuổi trở lên, mỗi người cần được tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 6 tuần để cho hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Riêng phụ nữ trong thời kỳ mang thai không được tiêm vắc-xin này. Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ - Bác sĩ Cao Hữu Nghĩa, khi có kế hoạch sinh con, phụ nữ nên tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng để phòng bệnh hiệu quả và tránh lây truyền từ mẹ sang con.

Hiện nay, việc tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu diễn ra rất nhanh chóng và thuận tiện tại hầu hết các cơ sở y tế cả công lẫn tư trên khắp cả nước. Trước khi vi rút Varicella Zosta bắt đầu hoành hành dữ dội vào tháng 3, hãy tranh thủ tiêm ngừa cho bản thân hoặc đưa trẻ đi tiêm ngừa, sẵn sàng đối mặt với mùa dịch sắp diễn ra.

 

Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm